Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Việt Nam Đưa Cây Trồng Biến Đổi Gen Vào Canh Tác

Việt Nam Đưa Cây Trồng Biến Đổi Gen Vào Canh Tác
Ngày đăng: 26/09/2014

Đó là nội dung chủ đạo được đặt ra tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò và tác động của truyền thông trong tiến trình ứng dụng cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Học viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức sáng nay (26/9) tại Hà Nội.

Trong bối cảnh vẫn tồn tại những luồng ý kiến trái nhau về ứng dụng và sản xuất cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam, Hội thảo được đánh giá là một diễn đàn mở để đại diện các cơ quan quản lý; các chuyên gia; các nhà khoa học; các nhà báo... trao đổi và thảo luận về các nội dung liên quan đến tiến trình ứng dụng công nghệ sinh học nói chung và cây trồng biến đổi gen nói riêng trong nông nghiệp tại Việt Nam.

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam xác định việc phát triển và ứng dụng cây trồng biến đổi gen là nhiệm vụ quan trọng của chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp quốc gia.

Theo chủ trương của Chính phủ về “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”, Việt Nam hướng tới năm 2015 sẽ đưa một số giống cây trồng biến đổi gen vào sản xuất và đến năm 2020 sẽ nâng diện tích trồng các giống cây BĐG lên đến 30-50%.

Mới đây, Bộ NN&PTNT đã cấp giấy chứng nhận Chứng nhận an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi biến đổi gen và Bộ Tài nguyên Môi trường cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho một số giống cây biến đổi gen đầu tiên. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, hiện thực hóa chủ trương đưa cây trồng biến đổi gen vào canh tác trong năm 2015.


Có thể bạn quan tâm

Hà Nam tập huấn TOT phương pháp khuyến nông và kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt Hà Nam tập huấn TOT phương pháp khuyến nông và kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt

Từ ngày 24 - 26/4/2015, Trung tâm Khuyến nông Hà Nam đã tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông các cấp với chủ đề “Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh cho các đối tượng thủy đặc sản nước ngọt”.

08/05/2015
Tôm chết hàng loạt do nắng nóng Tôm chết hàng loạt do nắng nóng

Vụ tôm năm nay, tỉnh Quảng Ngãi thả nuôi hơn 400 ha tôm thẻ chân trắng, trong đó, huyện Đức Phổ chiếm hơn một nửa. Những ngày qua nắng nóng gay gắt, nhiều người lo ngại tôm bị bệnh đã thu hoạch sớm.

08/05/2015
Dịch bệnh, giá giảm khiến người nuôi tôm gặp khó Dịch bệnh, giá giảm khiến người nuôi tôm gặp khó

Hiện nay, người nuôi tôm nước lợ các địa phương ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang rất khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi bùng phát, trong khi giá tôm vụ nghịch giảm mạnh. Trước đó, thời tiết diễn biến phức tạp gây bất lợi cho tôm nuôi, khiến cho lịch thời vụ thả tôm giống chậm hơn so với các năm trước.

08/05/2015
Tổng sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 1,8 triệu tấn, tăng 3,2% Tổng sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 1,8 triệu tấn, tăng 3,2%

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, ước tổng sản lượng thủy sản tháng 4 đạt 584 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ 2014. Lũy kế từ đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 1,8 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ 2014.

08/05/2015
Nghề câu cá ngừ gặp khó, ngư dân Phú Yên chuyển hướng làm ăn Nghề câu cá ngừ gặp khó, ngư dân Phú Yên chuyển hướng làm ăn

Hiện nay, 2/3 trong tổng số gần 700 tàu cá của tỉnh Phú Yên đã chuyển sang các nghề khai thác khác. Đầu năm đến nay, nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên liên tục gặp khó khăn do chi phí chuyến biển tăng cao, bến cảng ra vào bất lợi.

08/05/2015