Việt Nam Dự Thầu Bán Gạo Cho Philippines

Vinafood 2 đã chính thức tham gia vào tiến trình đấu thầu nhằm bán 800 ngàn tấn gạo cho Philippines tại thành phố Quezon.
Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) đã chính thức tham gia vào tiến trình đấu thầu nhằm bán 800 ngàn tấn gạo cho Philippines tại thành phố Quezon.
Mạng tin Inquirer.net của Philippines mới đây cho biết, bước đầu đã có 5 nhà thầu tiềm năng, trong đó có Việt Nam, đăng ký vào danh sách cung cấp 800 ngàn tấn gạo cho Philippines. Chính phủ Philippines đã dành 17,18 tỷ peso (gần 382 triệu USD) cho việc NK gạo để tăng cường lượng gạo dự trữ trong những tháng giáp hạt.
Tập đoàn LG International Corp của Indonesia, Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) của Việt Nam và đơn vị vận chuyển tàu biển của tập đoàn Pháp, Louie Dreyfus Co., đã chính thức tham gia vào tiến trình đấu thầu tại thành phố Quezon. Hai công ty khác từ Thái Lan là Thai Hua Co. Ltd và Asia Golden Rice Co. Ltd cũng đang cạnh tranh giành các hợp đồng cung cấp gạo. Hạn nộp hồ sơ dự thầu sẽ kết thúc vào ngày 15/4.
Dựa trên các điều khoản đấu thầu, tổng khối lượng gạo mua sẽ được chia thành bốn lô đấu thầu, mỗi lô 200 ngàn tấn. Một nhà thầu có thể cung cấp ít nhất là 100 ngàn tấn, điều đó có nghĩa là hai nhà thầu có thể thắng một lô thầu.
Ông Ludovico Jarina, người đứng đầu ủy ban đấu thầu gạo cho biết, các nhà thầu Việt Nam đã mua hồ sơ đấu thầu ở cả bốn lô, trong khi những nhà thầu các nước khác đang nhắm vào một hoặc hai lô. Bất kỳ nhà thầu nào cũng có thể đấu thầu cả bốn lô nếu họ không để tâm đến việc phải trả phí an toàn đấu thầu, tương đương 2% chi phí của toàn bộ 800 ngàn tấn gạo.
Giá gạo ở Philippines đã tăng khoảng 4% trong ba tháng qua sau khi siêu bão Haiyan đổ bộ vào nước này tàn phá các khu vực trồng trọt. Bên cạnh đó, nguồn cung gạo tại địa phương cũng giảm bởi Chính phủ đang siết chặt kiểm soát những kẻ buôn lậu tìm cách trốn thuế. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Dante Delima cho biết, các nhà quản lý kinh tế chỉ ra rằng, khối lượng nhập 800 ngàn tấn gạo là rất quan trọng trong việc ổn định giá gạo địa phương.
Sản lượng lúa gạo của Philippines đạt khoảng 19,06 triệu tấn trong vụ mùa năm 2013 - 2014, đủ để đáp ứng khoảng 98% nhu cầu tiêu thụ trong nước, nhưng các nhà quản lý kinh tế muốn NK thêm gạo để giúp duy trì lượng gạo dự trữ đủ dùng cho 90 ngày giáp hạt nhằm kiểm soát lạm phát lương thực.
Trong khi đó, mạng tin Oryza dẫn nguồn tin địa phương cho biết, Philippines đang dự kiến sẽ nhận hàng trong các tháng giáp hạt từ tháng 7 - 9/2014. Tuy nhiên, nguồn tin địa phương khẳng định lượng gạo NK có thể cao hơn nhiều so với kế hoạch 800 ngàn tấn trong năm nay do nguồn cung thấp hơn, do kiềm chế gạo buôn lậu và hy vọng giá gạo NK từ Thái Lan và Việt Nam thấp hơn.
Trước đó, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, Philippines sẽ phải NK khoảng 1,2 triệu tấn gạo vào năm 2014, trong khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo mức NK này sẽ khoảng 1,4 triệu tấn. USDA cũng ước tính sản lượng gạo của Philippines trong năm 2013-2014 đạt khoảng 11,6 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, theo Đề án phát triển chăn nuôi gia cầm thì đến năm 2015, tổng đàn gà tại Đồng Nai sẽ lên khoảng 11 triệu con, trong đó 90% nuôi tập trung tại các trang trại. Đồng thời, đến năm 2015 sẽ có 450 cơ sở nuôi gà được công nhận là an toàn dịch bệnh.

Bình Phước còn diện tích rừng khá lớn, đặc biệt là rừng trồng, rất phù hợp để cây sa nhân tím phát triển. Đây là loại cây thuộc họ gừng, nằm trong danh mục thực vật quý hiếm. Quả sa nhân tím chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và nấm. Hiện vẫn được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y như: Chữa phụ nữ có thai bị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông, các bệnh đường ruột, phong tê thấp, sốt rét, kém tiêu hóa.

Chưa năm nào người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay! Chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay con tôm sú? Vì nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì cũng nhiều rủi ro.

Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng.

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.