Việt Nam định hướng sản xuất lúa gạo chất lượng cao

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) và Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) hôm qua (25/8) đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo “Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam”.
Theo đề án, dự báo trong 10 năm tới, thế giới SX 530 triệu tấn gạo. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ gạo chỉ khoảng 500 triệu tấn, nguồn cung sẽ dư khoảng 30 triệu tấn. Từ nay đến năm 2024, các giao dịch thương mại về gạo toàn cầu tăng khoảng 1,5%. Các thị trường NK gạo chính vẫn là châu Phi, Trung Đông và nhiều nhất là Trung Quốc, Indonesia.
Về giá cả, các loại gạo chất lượng cao sẽ tăng hoặc giữ được giá tốt. Ngược lại gạo thường vẫn giữ xu hướng giảm giá đến hết năm 2017 do nguồn cung dồi dào. Giá gạo thường có thể tăng trở lại sau năm 2018.
Như vậy, theo đề án, Việt Nam sẽ duy trì vị thế XK gạo của mình nhưng hướng vào chất lượng, nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Yêu cầu của tái cơ cấu phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, nhất là người nông dân.
Để làm được điều này, cần xây dựng các vùng chuyên canh XK, từ đó tăng cường liên kết nông dân và DN nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Đó là cơ sở để xây dựng giá XK tương đương với giá gạo thế giới ở cùng phân khúc.
Về thương mại, đề án tái cơ cấu cho rằng cần tái cấu trúc lại Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các công ty lương thực như: Vinafood 1 và 2. Xây dựng và phát triển các DN tư nhân trong ngành lúa gạo làm ăn có hiệu quả. Một vấn đề quan trọng trong thương mại lúa gạo là cần phải xóa bỏ tình trạng buôn bán tiểu ngạch với Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Trong các tiểu ngành nông nghiệp thì lúa gạo là ngành quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay, Việt Nam có gần 9,3 triệu hộ trồng lúa trong tổng số 15 triệu hộ nông dân, XK đạt 7-8 triệu tấn gạo hàng năm.
Có thể bạn quan tâm

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an tiếp tục gửi mẫu sản phẩm Gold Protein đã thu giữ của Công ty TNHH sản xuất Nam Hoa và Công ty TNHH Hồng Triển (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM) đi kiểm nghiệm tại phòng phân tích thức ăn chăn nuôi thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.

Sau 4 năm thực hiện dự án “Phát triển vùng nguyên liệu sản xuất chè Ô Long” của Bộ Khoa học công nghệ, đến nay thị xã Phú Thọ (Phú Thọ) đã trồng được 50 ha chè, hoàn thành kế hoạch đề ra.

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Chạch sông (Mastacembelus armatus) tại tỉnh Phú Thọ” bước đầu đạt được kết quả rất khả quan, góp phần lưu trữ nguồn gen, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và mở ra hướng mới để xóa nghèo cho người dân địa phương.

Diện tích ương nuôi cá tra giống tăng nhanh trong khi giá bán sụt giảm, gây khó khăn cho các hộ nuôi.

Ban chấp hành Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa thống nhất kiến nghị Chính phủ cho thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, dự kiến triển khai từ 15/3 đến 30/4/2012, khi đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch rộ lúa đông-xuân