Việt Nam định hướng sản xuất lúa gạo chất lượng cao

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) và Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) hôm qua (25/8) đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo “Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam”.
Theo đề án, dự báo trong 10 năm tới, thế giới SX 530 triệu tấn gạo. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ gạo chỉ khoảng 500 triệu tấn, nguồn cung sẽ dư khoảng 30 triệu tấn. Từ nay đến năm 2024, các giao dịch thương mại về gạo toàn cầu tăng khoảng 1,5%. Các thị trường NK gạo chính vẫn là châu Phi, Trung Đông và nhiều nhất là Trung Quốc, Indonesia.
Về giá cả, các loại gạo chất lượng cao sẽ tăng hoặc giữ được giá tốt. Ngược lại gạo thường vẫn giữ xu hướng giảm giá đến hết năm 2017 do nguồn cung dồi dào. Giá gạo thường có thể tăng trở lại sau năm 2018.
Như vậy, theo đề án, Việt Nam sẽ duy trì vị thế XK gạo của mình nhưng hướng vào chất lượng, nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Yêu cầu của tái cơ cấu phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, nhất là người nông dân.
Để làm được điều này, cần xây dựng các vùng chuyên canh XK, từ đó tăng cường liên kết nông dân và DN nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Đó là cơ sở để xây dựng giá XK tương đương với giá gạo thế giới ở cùng phân khúc.
Về thương mại, đề án tái cơ cấu cho rằng cần tái cấu trúc lại Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các công ty lương thực như: Vinafood 1 và 2. Xây dựng và phát triển các DN tư nhân trong ngành lúa gạo làm ăn có hiệu quả. Một vấn đề quan trọng trong thương mại lúa gạo là cần phải xóa bỏ tình trạng buôn bán tiểu ngạch với Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Trong các tiểu ngành nông nghiệp thì lúa gạo là ngành quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay, Việt Nam có gần 9,3 triệu hộ trồng lúa trong tổng số 15 triệu hộ nông dân, XK đạt 7-8 triệu tấn gạo hàng năm.
Có thể bạn quan tâm

Những cánh đồng mẫu ngô, lúa và các mô hình chăn nuôi bò vỗ béo, nuôi lợn... đã mang lại thu nhập cho người dân ở xã Phố Cáo (Đồng Văn). Dù năm qua thời tiết không được thuận lợi, nhưng với sự tập trung lãnh chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 được triển khai đồng bộ và đạt những kết quả nhất định.

Năm 2014, huyện Đồng Văn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Dù vậy, với các biện pháp khắc phục kịp thời, sát với điều kiện tình hình thực tế, cùng với sự đồng thuận của người dân, huyện vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định trong sản xuất nông nghiệp.

Trong những thành công đó phải kể đến việc thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất sử dụng vốn trực tiếp từ chương trình nông thôn mới được triển khai trên địa bàn 9 xã của huyện. Với con số trên một trăm mô hình, đề án thu hút hàng ngàn hộ, nhóm hộ, hợp tác xã tham gia, hưởng lợi thực sự là con số ấn tượng góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Phát huy hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn từ những vụ sản xuất trước, vụ xuân năm nay huyện Cẩm Khê chỉ đạo nhân rộng cánh đồng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, ba cùng: Cùng trà, cùng giống, cùng áp dụng biện pháp kỹ thuật ở 12 xã, thị trấn với tổng diện tích thực hiện là 768ha.

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Điện Phong đã huy động hơn 54 tỷ đồng tập trung bê tông hóa 54km đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kiên cố hóa 11km kênh mương thủy lợi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.