Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

​Việt Nam Đang Trợ Cấp Cho Nước Ngoài Qua Xuất Gạo?

​Việt Nam Đang Trợ Cấp Cho Nước Ngoài Qua Xuất Gạo?
Ngày đăng: 22/10/2014

Nhà nước hỗ trợ nông dân thông qua việc xây cầu đường, thủy lợi... từ tiền thuế như thuế thu nhập cá nhân của người lao động ở khu vực thành thị...

Đó là ý kiến được TS Nguyễn Đức Thành, giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách kinh tế, đưa ra tại hội thảo cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ ở VN do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) chủ trì tổ chức hôm 21-10.

Để đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa, TS Thành cho rằng cần các cơ quan quản lý đánh giá và có câu trả lời xác đáng về việc ai đang được hưởng lợi nhờ các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

Đơn cử như chính sách miễn thủy lợi phí, miễn thuế đất cho sản xuất nông nghiệp... được thực hiện nhiều năm qua.

Ông Thành phân tích Nhà nước hỗ trợ nông dân thông qua việc xây cầu đường, thủy lợi... Nguồn để hỗ trợ này được lấy từ tiền thuế như thuế thu nhập cá nhân của người lao động ở khu vực thành thị...

Những chi phí hỗ trợ này không được tính vào giá thành sản phẩm gạo, trong khi lượng gạo xuất khẩu hằng năm chiếm 20% tổng sản lượng gạo của cả nước.

Thực tế cho thấy khoảng một nửa lượng gạo xuất khẩu của VN thời gian qua được xuất sang Trung Quốc, Philippines...

Trong khi đó, người nông dân luôn bị thiệt thòi, rủi ro dù được hay mất mùa. Như vậy, vô hình trung là người trong nước trợ cấp cho người tiêu dùng nước ngoài? Đây là điều tối kỵ trong thương mại quốc tế.

Nhiều ý kiến tại hội thảo cũng đồng tình khi cho biết vì an ninh lương thực của quốc gia, nhiều nước không xuất khẩu gạo mà chỉ đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Bên cạnh đó, ngành sản xuất lúa gạo luôn gặp nhiều rủi ro khi phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết. Thêm nữa, giá gạo đang có xu hướng giảm.

“Nhiều nước luôn cho rằng xuất khẩu gạo không phải là chiến lược khôn ngoan, trong khi đó khuynh hướng sản xuất lúa gạo ở VN là hướng đến xuất khẩu, coi xuất khẩu là thành tích” - ông Thành nhận định.


Có thể bạn quan tâm

Sôi Động Thủy Sản Mùa Nước Nổi Sôi Động Thủy Sản Mùa Nước Nổi

Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản mùa nước nổi là nghề rất đặc thù của người dân vùng châu thổ ĐBSCL, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu vực Tứ giác Long Xuyên.

27/08/2014
Một Số Vấn Đề Cần Lưu Ý Để Có Giống Tôm Sú Chất Lượng Tốt Một Số Vấn Đề Cần Lưu Ý Để Có Giống Tôm Sú Chất Lượng Tốt

Đối với nghề nuôi tôm biển (sú, thẻ chân trắng ) đặc biệt là nuôi thâm canh thì vấn đề như: môi trường, mầm bệnh, chăm sóc và quản lý,…là các yếu tố quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm.

05/09/2014
Mở Rộng Thị Phần Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Bỉ Mở Rộng Thị Phần Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Bỉ

Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.

27/08/2014
Nuôi Tôm Trên Ruộng Lúa - Mô Hình Kinh Tế Bền Vững Tại Cồn Đất Xã An Hiệp Nuôi Tôm Trên Ruộng Lúa - Mô Hình Kinh Tế Bền Vững Tại Cồn Đất Xã An Hiệp

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.

05/09/2014
Quảng Ninh Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Nhuyễn Thể Quảng Ninh Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Nhuyễn Thể

Diện tích nuôi các loại nhuyễn thể ngày một tăng, tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp và các hộ dân đầu tư lớn cho nghề nuôi nhuyễn thể thì nghề nuôi này lại luôn tiềm ẩn nguy cơ bị dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề nếu không được phòng bệnh kịp thời trong quá trình nuôi.

28/08/2014