Việt Nam đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thịt bò Pháp

“Việt Nam thông báo đã chính thức cho phép thịt bò Pháp được nhập khẩu vào Việt Nam từ tháng 5. Pháp đã chờ đợi quá lâu rồi. Điều không phù hợp với quan hệ song phương thì phải kết thúc”, bà Pinvill nói.
Cũng như các quốc gia ASEAN khác, Việt Nam đã áp dụng lệnh cấm vận với thịt bò Pháp cách đây 18 năm nhằm đối phó với bệnh bò điên. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia cuối cùng trong ASEAN dỡ bỏ lệnh này.
Bà Pinvill cho biết, bà đã đưa 22 bộ hồ sơ từ các doanh nghiệp Pháp muốn xuất khẩu thịt bò Pháp cho Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
“Tôi hi vọng tháng 8 sẽ có kết quả, và các doanh nghiệp sẽ được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam”, bà cho biết.
Đại sứ Pháp Jean-Noel Poirier cho biết thêm, Việt Nam mới chấp nhận cho thịt bò đã mổ không còn xương, và chưa cho phép những sản phẩm thịt bò khác như thịt bò nguyên con.
“Đó mới chỉ là bước đầu, và chúng tôi vẫn còn phải làm việc Việt Nam để sao cho nhiều sản phẩm thịt bò khác cũng được vào Việt Nam”, đại sứ nói.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã cho phép nhập khẩu táo Pháp, sau khi đặt lệnh cấm vận từ năm 2012. Đây là kết quả của một đoàn quan chức từ Việt Nam sang Pháp hồi tháng 7 vừa rồi để kiểm tra hồ sơ táo Pháp, bà cho biết.
Đại sứ cho biết thêm, về phần mình, Pháp đã chấp nhận vải thiều, xoài của Việt Nam vào thị trường Pháp. Bên cạnh đó, Pháp cũng ủng hộ các chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào Pháp để mở đường vào thị trường châu Âu.
Ông nói, Pháp hi vọng Việt Nam cũng sẽ chấp nhận cho phép Pháp xuất khẩu quả kiwi.
Việt Nam đã mở cửa rất rộng với nhiều quốc gia. Hiện tại, thịt bò từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và New Zealand đang được bày bán phổ biến trong các siêu thị. Bên cạnh đó, táo từ Trung Quốc thì được bày bán tràn ngập và khó được kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Ông Mai Anh Nhịn, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa có văn bản gửi Cục Trồng trọt, Thanh tra Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT Cần Thơ và Hậu Giang đề nghị có biện pháp quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn vụ việc.

Trong 7 tháng đầu năm 2014, nhìn chung, kim ngạch XK hạt tiêu của Việt Nam sang các nước khu vực Nam Á đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013: Ấn Độ tăng 109,66%; Pakistan tăng 211,13%; Banladesh tăng 410,94%; Nepal tăng 748%; Sri Lanca tăng 460%.

Ông Cao Văn Ly, xã Eatrol, một người trồng cà phê cho biết, với mức giá cà phê hiện nay thu mua tại vườn khoảng 7.500 đ/kg quả tươi, cao gấp đôi so cùng kỳ năm ngoái, năng suất trên 10 tấn/ha, sau khi trừ tất cả chi phí nông dân có mức lãi khá.

Cty TNHH Một thành viên Cà phê Gia Lai (có địa chỉ ở xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, Gia Lai) vừa tổ chức lễ ra mắt thương hiệu mới mang tên: Cty TNHH Xuất khẩu Nông sản Tây Nguyên.

Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Chookiat Ophaswongse khẳng định Thái Lan năm nay có thể trở lại vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.