Việt Nam Có Đàn Thủy Cầm Lớn Thứ 2 Thế Giới

Ngày 6/11, Hội nghị thủy cầm thế giới lần thứ 5 đã được khai mạc tại Hà Nội với sự tham gia của 200 nhà khoa học, nhà quản lý, nhà tổ chức đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Hội nghị có chủ đề "Phát triển chăn nuôi thủy cầm bền vững", các đại biểu cùng chia sẻ 7 nội dung chủ yếu gồm: Di truyền - Giống; Sinh sản; Dinh dưỡng và thức ăn; An toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh; Kinh doanh - thị trường - dịch vụ và an toàn thực phẩm; Môi trường và sản xuất chăn nuôi; Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ. Những thông tin mới nhất này sẽ giúp Việt Nam đưa ra giải pháp tổng thể nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi thủy cẩm của nước ta phát triển bền vững hơn.
Theo Hội Chăn nuôi, hiện Việt Nam có đàn thủy cầm lớn thứ 2 thế giới với trên 80 triệu con, tuy nhiên việc xuất khẩu thịt thủy cầm của nước ta còn ít do hạn chế trong khâu chế biến. Do đó, tại hội nghị lần này, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm chế biến từ các nước như Pháp, Mỹ để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam chia sẻ, trong thời gian tới, để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm thủy cầm tốt hơn, chúng ta sẽ phải hoàn thiện chuỗi cung ứng từ khâu chọn giống, cân đối thức ăn chăn nuôi, giảm tỷ lệ chết trong chăn nuôi, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
Hiện nay nước ta đang xuất khẩu một lượng nhỏ trứng vịt muối và vịt thịt, chủ yếu sang thị trường Hồng Kông và Singapore. Ông Vang cho biết thêm, sắp tới Việt Nam có thể tính đến việc làm xúc xích vịt và thịt xông khói vịt sẽ đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn. Hiện một số nước đã làm thịt vịt xông khói và bán rất được giá.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình anh Nguyễn Xuân Phúc, thôn Đắk Tiên, xã Đắk N’Drung (Đắk Song) đã nuôi gà thả vườn hơn 3 năm nay. Trong khu vườn cà phê gần 3 sào, gia đình anh đã đầu tư xây dựng chuồng trại, giăng lưới xung quanh vườn để nuôi từ 1.000 đến 2.000 con.

Theo báo cáo của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay, số ngày bám biển của bà con ngư dân bình quân đạt từ 19-25 ngày/tháng đối với tàu khai thác ven bờ; 15-20 ngày/tháng đối với tàu khai thác xa bờ. Sản lượng khai thác đạt hơn 11.800 tấn, tăng trên 4% so với cùng kỳ.

Ở nước ta, nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như không được chú ý đến. Thực chất thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản: cấu trúc, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng, vị ngon. Thịt nghé non, trâu tơ hoặc trâu nuôi chuyên thịt là loại thịt rất ngon, giá bán rất cao.

Đến tại thời điểm giữa tháng 4-2014 lúa đông- xuân đã làm đòng, một số nơi trổ rải rác. Thời gian qua bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa phát triển khá mạnh, diện tích bị nhiễm trên 500 ha.

Vào những ngày giữa tháng Ba, trên nhiều cánh đồng ở các huyện Sơn Tịnh, Mộ Đức, Tư Nghĩa, chúng tôi bắt gặp không khí lao động hăng say, sôi nổi của bà con nông dân đang thu hoạch lúa.