Viện Chăn nuôi nghiệm thu Dự án chăn nuôi gà tại Nghi Lộc

Dự án được triển khai tại 3 xã của Nghi Lộc là Nghi Văn, Nghi Đồng và Nghi Trung. Có 15 hộ chăn nuôi tại đây tham gia dự án này.
Mỗi hộ được Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi thuộc Viện Chăn nuôi cấp 1.000 con gà giống Lương Phượng một ngày tuổi, được hỗ trợ một phần kinh phí thức ăn và được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà lông màu đảm bảo an toàn sinh học.
Đoàn công tác kiểm tra chăn nuôi gà tại hộ ông Nguyễn Công Dương ở xóm 19 xã Nghi Trung.
Qua kiểm tra nghiệm thu các mô hình, đoàn công tác Viện chăn nuôi đánh giá: Dự án triển khai đã có sự quan tâm đúng mức của chính quyền huyện, xã.
Trạm khuyến nông và UBND các xã đã chọn hộ nuôi phù hợp, có diện tích đất đai để chăn thả, đảm bảo mặt an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh, xa khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường.
Các hộ tham gia Dự án đã tiếp thu được kỹ thuật chăn nuôi do Viện phổ biến, tỷ lệ nuôi sống đạt trên 95%. Sau 3 tháng nuôi, trọng lượng gà bình quân đạt 2kg/con.
Hiện 15 hộ này đã tiến hành xuất chuồng dần số gà nuôi. Với giá thị trường hiện tại, mỗi hộ thu về 30 đến 50 triệu đồng tiền lãi.
Thời gian tới, UBND huyện Nghi Lộc sẽ vận động, chỉ đạo duy trì và nhân rộng mô hình sau khi Dự án kết thúc nhằm nâng cao thu nhập cho nhân dân trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều vấn đề được đặt ra, như: thiếu nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chương trình cây con chủ lực; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; công tác triển khai vụ đông - xuân 2014-2015 và công tác phòng chống lụt bão…

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là hướng đến sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáp ứng nhu cầu này, tại xã Tân Thuận Đông (TP.Cao Lãnh) người dân đã dần áp dụng mô hình sản xuất bao trái sạch, an toàn khá hiệu quả.

Ngày 16/10, tại Khách sạn Iris (TP.Cần Thơ), Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI) phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành cá Việt Nam.

Những năm gần đây, người dân ồ ạt trồng mới cũng như chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác bền vững nên xảy ra tình trạng dịch bệnh trên cây tiêu. Trước tình hình đó, huyện Chư Pưh đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, nhất là việc phổ biến kiến thức trong canh tác cây tiêu theo hướng bền vững.

Trong căn nhà tường còn mới, hai vợ chồng ông Lê Văn Đông, ở ấp Đông Bình, ngồi kể chuyện một thời nghèo khó. Ông Đông nhớ lại: “Cha mẹ đông con nên chia cho hai vợ chồng tui 2 công đất. Ra riêng, tui lúc đó vừa đi làm mướn, vừa làm ruộng, vậy mà nghèo hoài không dứt ra được. Khoảng bảy năm trước, khi bắt đầu trồng cam sành thì cuộc sống tui mới đỡ hơn”.