Vicofa hỗ trợ hơn 7 tỷ đồng đầu tư cây giống phục vụ tái canh cà phê
Quang cảnh Hội nghị
Từ niên vụ 2011 - 2012 đến nay, Vicofa đã hỗ trợ gần 20 tấn hạt và 564.700 cây cà phê giống cho 5 tỉnh Tây Nguyên, tổng giá trị hơn 7 tỷ đồng.
Cụ thể, tỉnh Đắk Lắk 6,2 tấn hạt, 110.000 cây giống;
Đắk Nông 3 tấn hạt, 7.000 cây giống;
Lâm Đồng 5,8 tấn hạt, 70.000 cây giống;
Gia Lai 3,1 tấn hạt, 125.000 cây giống;
Kon Tum 0,58 tấn hạt, 58.500 cây giống;
Tổng công ty cà phê Việt Nam 1,18 tấn hạt, 40.000 cây giống…
Toàn bộ hạt và cây giống trên đều do Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển nông lâm nghiệp Ea Kmat (Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên) sản xuất.
Bên cạnh giao cây và hạt giống, Công ty còn hướng dẫn nông dân các địa phương kỹ thuật gieo ươm, chăm sóc, gieo trồng…
Tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng cây giống thích nghi tốt, tạo động lực thúc đẩy quá trình tái canh cà phê tại các địa phương;
Tuy nhiên, cơ quan chức năng cần quản lý tốt hơn để người dân sử dụng giống đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời kiến nghị cần phải có chính sách hỗ trợ để góp phần giảm chi phí tái canh cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi cho rằng, việc tiêu thụ sản phẩm ngô, đậu tương tại ĐBSCL, theo đề án chuyển đổi đất trồng lúa, hiện còn nhiều khó khăn do thiếu hệ thống sấy, chế biến, giá cả không cạnh tranh…

Thời gian gần đây, ở các xã Đắk Sin, Hưng Bình, Đạo Nghĩa và thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp - Đăk Nông), việc thu mua chanh dây như đang lên cơn “sốt”. Chị Đỗ Thị Thu ở xã Đắk Sin cho biết: “Gia đình tôi hiện còn 2 sào chanh dây, thu hoạch tới đâu, tư thương vào mua hết tới đó, kể cả những quả chất lượng xấu. Gia đình tôi đang tính đầu tư trồng chanh dây tiếp trên 3 sào đất trống còn lại”.

Thời gian gần đây ở Bình Dương giá cao su xuống thấp, có thời điểm xuống dưới 450 đồng/độ đã làm cho nhiều chủ vườn bắt đầu thấy bất an. Nhiều chủ vườn đang tìm các phương án tốt nhất để bảo đảm duy trì nguồn thu nhập, trong đó có việc giao khoán vườn cây.

Vụ tôm nuôi đợt 1 năm 2013, nông dân tại vùng chuyển dịch sản xuất huyện U Minh (Cà Mau) đã thả giống trên diện tích gần 12.000 ha.

Theo ông Hồ Ngọc Mẫn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đại Lộc, vụ hè thu 2013 này, toàn huyện có khoảng 218ha lúa bị chuột gây hại với tỷ lệ gây hại từ 30-40%, cá biệt một số cánh đồng tại Đại Hưng, Đại Thạnh, Đại Hòa, Đại Nghĩa, Đại Hiệp bị chuột gây hại nghiêm trọng với tổng diện tích khoảng 56ha.