Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vị Xuyên, Tín Hiệu Vui Từ Đề Án 50 Ha Cây Chanh Leo

Vị Xuyên, Tín Hiệu Vui Từ Đề Án 50 Ha Cây Chanh Leo
Ngày đăng: 17/09/2014

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế và Đề án phát triển 50 ha cây chanh leo của UBND huyện Vị Xuyên (tập trung tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc); sau hơn 4 tháng trồng và chăm sóc, đến nay số diện tích cây chanh leo mùa đầu tiên đã bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu cho thấy những kết quả tích cực.

Đối với cây chanh leo, trước khi thực hiện đề án Phòng Nông nghiệp huyện Vị Xuyên cũng đã xác định đây là giống cây dễ trồng, sinh trưởng và phát triển tốt. Thực tế trong quá trình trồng đã cho thấy tính năng vượt trội của giống cây trồng này.

Thời gian này, toàn bộ diện tích chanh leo thực hiện trồng đầu tiên theo đề án của huyện đang trong giai đoạn chín và cho thu hoạch. Đến thăm một số khu vườn trồng cây chanh leo đầu tiên của đề án ở các xã Trung Thành, Ngọc Linh hay Bạch Ngọc, hiện tại các giàn leo đều phủ một màu xanh trĩu nặng quả pha lẫn với màu tím của những quả chín đến giai đoạn thu hoạch.

Ông Phạm Ngọc Thắm ở thôn Trung Sơn xã Trung Thành cho biết: Gia đình chỉ có 2 vợ chồng là lao động chính nhưng từ khi có đề án trồng cây chanh leo của huyện, gia đình ông và gia đình ông Phạm Văn Tĩnh đã mở rộng 6.000m2 đất vườn, trồng được 300 cây.

Theo ông Thắm, trồng cây chanh leo chỉ vất vả nhất là khâu làm giàn leo (đóng cột bê-tông và kéo dây thép), còn lại các công chăm sóc đều rất dễ dàng, cây phát triển và sinh trưởng tốt. Mặt khác, cây chanh leo lại có tính kháng bệnh cao, thích hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở đây. Sau nhiều tháng chờ đợi, chăm sóc đến bây giờ vườn chanh leo của ông Thắm bắt đầu có thu hoạch đáng kể, cho thấy năng suất vượt trội so với nhiều loại cây trồng khác. Trung bình mỗi cây cho tới 40 đến 50 quả, tương đương trên 2 kg/cây, có nhiều cây cho tới 120 quả đến 150 quả/cây.

Thời gian này, chanh leo đã cho thu hoạch; vừa qua, 2 gia đình ông Thắm và ông Tĩnh cũng đã bán ra thị trường hàng chục kg quả chín, với giá hơn 10.000 đồng/kg. Tại xã Ngọc Linh và Bạch Ngọc, cây chanh leo đều cho năng suất tương tự. Đây mới là mùa quả đầu tiên nhưng với sự phát triển mạnh cộng đặc tính riêng của giống cây này, khẳng định năng suất sẽ tăng dần theo những năm sau và năng suất thực sự tăng ổn định trong 2 năm tiếp theo.

Ngoài ra sau khi thu hoạch, để đảm bảo quyền lợi và đầu ra sản phẩm cho người nông dân, trên cơ sở hợp tác ký kết giữa huyện Vị Xuyên với Công ty Cổ phần xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình); Công ty Đồng Giao sẽ hỗ trợ người dân vốn và thuốc bảo vệ thực vật với hình thức đầu tư có thu hồi, đồng thời chịu trách nhiệm thu mua toàn bộ sản phẩm của người dân theo giá thị trường tiêu thụ với mức tối thiểu 5.000 đồng/kg trở lên.

Bên cạnh đó, hiện nay chanh leo là loại quả có thể làm sinh tố, nước ép, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt, đang được thị trường ưa chuộng, nhất là giới trẻ. Dựa trên những cơ sở thực tế đó, người dân trồng chanh leo có thể yên tâm về đầu ra cho sản phẩm. Anh Lê Thanh Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp Vị Xuyên cho biết: Sau hơn 4 tháng triển khai trồng cây chanh leo đến nay đã bắt đầu thu hoạch, bước đầu cho năng suất cao, sản lượng ước đạt 50 tấn/ha.

Để hỗ trợ người dân, Phòng Nông nghiệp phối hợp với Trạm Khuyến nông và các Hội đoàn thể phân công cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi sự phát triển của cây chanh leo. Sắp tới, huyện tiếp tục hỗ trợ 100% phân bón NPK để người dân bón thúc cho diện tích cây chanh leo phát triển mạnh hơn nữa.

Sự phát triển của cây chanh leo phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và năng suất bước đầu thu hoạch cho thấy có hiệu quả, mang đến tín hiệu vui cho người dân. Trong thời gian tới, huyện Vị Xuyên sẽ xây dựng kế hoạch, đồng thời khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng, góp phần đưa chanh leo trở thành cây đặc sản hàng hóa, từ đó nâng cao thu nhập, thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc trên địa bàn toàn huyện.


Có thể bạn quan tâm

Cá Tra Có Sớm Thoát “Cục Nước Đá”? Cá Tra Có Sớm Thoát “Cục Nước Đá”?

Thông tư của Bộ NN-PTNT hướng dẫn, từ ngày 1/1/2015, thực hiện quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cá tra theo Nghị định 36. Hơn 6 tháng cuối năm 2014 là “lộ trình” cho các DN bán hết hàng tồn kho, sau đó sản phẩm cá tra chế biến muốn xuất khẩu phải thoát khỏi “cục nước đá”. Nếu kiểm tra phát hiện “cục nước đá” sẽ bị buộc chế biến lại hoặc tiêu hủy, cơ sở chế biến có thể bị đình chỉ sản xuất. Tất cả nhằm lấy lại uy tín chất lượng cho cá tra, từng bước xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.

19/11/2014
Đài Loan Bịa Đặt Thông Tin Chè Việt Nam Trồng Trên Đất Nhiễm Dioxin Đài Loan Bịa Đặt Thông Tin Chè Việt Nam Trồng Trên Đất Nhiễm Dioxin

Chiều 18/11, Phó GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng Lương Văn Ngự khẳng định: “Trong rất nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường trong những năm qua của Sở đều không thể hiện nội dung vùng đất trồng chè của tỉnh Lâm Đồng có tàn dư của chất độc dioxin.

19/11/2014
Bạc Liêu Xử Phạt 63 Triệu Đồng Đối Với 16 Trường Hợp Nhập Tôm Giống Vào Tỉnh Trái Phép Bạc Liêu Xử Phạt 63 Triệu Đồng Đối Với 16 Trường Hợp Nhập Tôm Giống Vào Tỉnh Trái Phép

Mới đây, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh tổ chức kiểm tra 20 xe nhập tôm giống vào tỉnh và 10 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh.

19/11/2014
Cá Nuôi Chết Nhiều Do Nước Thải Trên Ruộng Cá Nuôi Chết Nhiều Do Nước Thải Trên Ruộng

Để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để diệt ốc, diệt cỏ… sau đó xả thẳng xuống sông. Lượng nước nhiễm độc cùng các mầm bệnh khiến cá nuôi tại các làng bè trong tỉnh chết hàng loạt.

19/11/2014
Tăng Cường Công Tác Thú Y Thủy Sản Tăng Cường Công Tác Thú Y Thủy Sản

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.

19/11/2014