Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vị Xuyên, Tín Hiệu Vui Từ Đề Án 50 Ha Cây Chanh Leo

Vị Xuyên, Tín Hiệu Vui Từ Đề Án 50 Ha Cây Chanh Leo
Ngày đăng: 17/09/2014

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế và Đề án phát triển 50 ha cây chanh leo của UBND huyện Vị Xuyên (tập trung tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc); sau hơn 4 tháng trồng và chăm sóc, đến nay số diện tích cây chanh leo mùa đầu tiên đã bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu cho thấy những kết quả tích cực.

Đối với cây chanh leo, trước khi thực hiện đề án Phòng Nông nghiệp huyện Vị Xuyên cũng đã xác định đây là giống cây dễ trồng, sinh trưởng và phát triển tốt. Thực tế trong quá trình trồng đã cho thấy tính năng vượt trội của giống cây trồng này.

Thời gian này, toàn bộ diện tích chanh leo thực hiện trồng đầu tiên theo đề án của huyện đang trong giai đoạn chín và cho thu hoạch. Đến thăm một số khu vườn trồng cây chanh leo đầu tiên của đề án ở các xã Trung Thành, Ngọc Linh hay Bạch Ngọc, hiện tại các giàn leo đều phủ một màu xanh trĩu nặng quả pha lẫn với màu tím của những quả chín đến giai đoạn thu hoạch.

Ông Phạm Ngọc Thắm ở thôn Trung Sơn xã Trung Thành cho biết: Gia đình chỉ có 2 vợ chồng là lao động chính nhưng từ khi có đề án trồng cây chanh leo của huyện, gia đình ông và gia đình ông Phạm Văn Tĩnh đã mở rộng 6.000m2 đất vườn, trồng được 300 cây.

Theo ông Thắm, trồng cây chanh leo chỉ vất vả nhất là khâu làm giàn leo (đóng cột bê-tông và kéo dây thép), còn lại các công chăm sóc đều rất dễ dàng, cây phát triển và sinh trưởng tốt. Mặt khác, cây chanh leo lại có tính kháng bệnh cao, thích hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở đây. Sau nhiều tháng chờ đợi, chăm sóc đến bây giờ vườn chanh leo của ông Thắm bắt đầu có thu hoạch đáng kể, cho thấy năng suất vượt trội so với nhiều loại cây trồng khác. Trung bình mỗi cây cho tới 40 đến 50 quả, tương đương trên 2 kg/cây, có nhiều cây cho tới 120 quả đến 150 quả/cây.

Thời gian này, chanh leo đã cho thu hoạch; vừa qua, 2 gia đình ông Thắm và ông Tĩnh cũng đã bán ra thị trường hàng chục kg quả chín, với giá hơn 10.000 đồng/kg. Tại xã Ngọc Linh và Bạch Ngọc, cây chanh leo đều cho năng suất tương tự. Đây mới là mùa quả đầu tiên nhưng với sự phát triển mạnh cộng đặc tính riêng của giống cây này, khẳng định năng suất sẽ tăng dần theo những năm sau và năng suất thực sự tăng ổn định trong 2 năm tiếp theo.

Ngoài ra sau khi thu hoạch, để đảm bảo quyền lợi và đầu ra sản phẩm cho người nông dân, trên cơ sở hợp tác ký kết giữa huyện Vị Xuyên với Công ty Cổ phần xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình); Công ty Đồng Giao sẽ hỗ trợ người dân vốn và thuốc bảo vệ thực vật với hình thức đầu tư có thu hồi, đồng thời chịu trách nhiệm thu mua toàn bộ sản phẩm của người dân theo giá thị trường tiêu thụ với mức tối thiểu 5.000 đồng/kg trở lên.

Bên cạnh đó, hiện nay chanh leo là loại quả có thể làm sinh tố, nước ép, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt, đang được thị trường ưa chuộng, nhất là giới trẻ. Dựa trên những cơ sở thực tế đó, người dân trồng chanh leo có thể yên tâm về đầu ra cho sản phẩm. Anh Lê Thanh Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp Vị Xuyên cho biết: Sau hơn 4 tháng triển khai trồng cây chanh leo đến nay đã bắt đầu thu hoạch, bước đầu cho năng suất cao, sản lượng ước đạt 50 tấn/ha.

Để hỗ trợ người dân, Phòng Nông nghiệp phối hợp với Trạm Khuyến nông và các Hội đoàn thể phân công cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi sự phát triển của cây chanh leo. Sắp tới, huyện tiếp tục hỗ trợ 100% phân bón NPK để người dân bón thúc cho diện tích cây chanh leo phát triển mạnh hơn nữa.

Sự phát triển của cây chanh leo phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và năng suất bước đầu thu hoạch cho thấy có hiệu quả, mang đến tín hiệu vui cho người dân. Trong thời gian tới, huyện Vị Xuyên sẽ xây dựng kế hoạch, đồng thời khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng, góp phần đưa chanh leo trở thành cây đặc sản hàng hóa, từ đó nâng cao thu nhập, thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc trên địa bàn toàn huyện.


Có thể bạn quan tâm

Anh thương binh giữ vững danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi Anh thương binh giữ vững danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi

Không chỉ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi mà anh thương bình Vũ Ngọc Nhanh ở thôn Hiệp Hưng, xã Quảng Hiệp (huyện CưM’gar- Đắk Lắk) còn giữ vững danh hiệu này suốt 06 năm qua.

28/12/2015
Kỹ sư thủy lợi mát tay nuôi lợn rừng Kỹ sư thủy lợi mát tay nuôi lợn rừng

Đang có công việc ổn định với thu nhập khá ở Hà Nội, nhưng vì đam mê... lợn rừng mà anh Thái Đình Hải (27 tuổi) quyết định về quê ở Nghệ An thực hiện niềm đam mê của mình.

28/12/2015
100m2 mỗi năm thu 80 triệu đồng 100m2 mỗi năm thu 80 triệu đồng

Với 100m2 chuồng trại nuôi 25 con lợn rừng lai, trừ chi phí mỗi năm ông Chu Ngọc Trai, ở khu 16, xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ lãi khoảng 80 triệu đồng.

29/12/2015
Làm giàu từ cây bưởi diễn và đu đủ Thái Lan Làm giàu từ cây bưởi diễn và đu đủ Thái Lan

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng đã và đang có sức lan tỏa sâu rộng đối với cán bộ, hội viên nông dân trong xã Hào Lý huyện Đà Bắc- Hòa Bình.

29/12/2015
Trồng dưa hấu cho thu nhập khá Trồng dưa hấu cho thu nhập khá

Từ năm 2006, xóm 13 xã Nghi Long huyện Nghi Lộc (Nghệ An) được xã và huyện chọn làm điểm xây dựng cánh đồng 50 triệu với quy hoạch ban đầu chỉ có 5 ha, cơ cấu vụ xuân trồng lạc, vụ hè thu trồng dưa hấu và vụ đông trồng rau xanh hàng hoá.

29/12/2015