Vị Thủy (Hậu Giang) Thí Điểm Chương Trình 3 Giảm, 3 Tăng Và Kỹ Thuật Trồng Lúa SRI

Từ nguồn kinh phí của cơ quan khuyến nông quốc gia, vụ Hè thu 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Vị Thủy (Hậu Giang) kết hợp với xã Vị Thanh triển khai thực hiện thí điểm chương trình “Áp dụng 3 giảm, 3 tăng kết hợp với kỹ thuật trồng lúa sinh thái, tăng năng suất, nhưng giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu và nước tưới (gọi tắt SRI), tại cánh đồng mẫu lớn xã Vị Thanh.
Theo đó, quy mô thực hiện là 60ha, tại tiểu vùng 7 và 8 cánh đồng mẫu lớn ấp 5, xã Vị Thanh, có 88 hộ nông dân tham gia. Chương trình hỗ trợ 100% giống xác nhận OM 5451 và 30% phân bón.
Có thể bạn quan tâm

Sau 8 tháng đưa giống cây măng tây xanh về trồng thử nghiệm tại thôn Trước, xã Tự Lạn (Việt Yên, Bắc Giang), mô hình này của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang được nhiều người đánh giá là giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một chiều cuối tuần, anh nông dân trẻ Nguyễn Trung Thành đang thu hoạch những trái ớt ngọt baby cho vừa đủ số lượng 3 tạ, chuyển ngay về các siêu thị ở Sài Gòn tiêu thụ. Đây là diện tích 500 mét vuông nhà kính mà Thành đã canh tác ớt ngọt baby hơn 7 tháng qua, trong đó đã kết trái cho hoa lợi hơn 3 tháng.

Khoai lang Hoàng Long là loại cây đặc sản của Ninh Bình có thịt củ bở, màu vàng, bùi, ngọt dịu và có mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, thời gian qua, giống cây này đã bị thoái hóa dẫn đến năng suất, chất lượng không cao. Gần đây, giống khoai lang Hoàng Long đang được phục tráng, hứa hẹn giúp tăng năng suất, chất lượng và mở rộng diện tích sản xuất.

Trong mấy năm gần đây, giá kén ổn định ở mức cao, từ 120 ngàn - 140 ngàn đồng/kg, nên phong trào trồng dâu nuôi tằm ở Hoài Ân phát triển trở lại. Hiện toàn huyện có gần 300 ha dâu, tập trung ở các xã ven sông An Lão như Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Tín và Ân Mỹ.

Với nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng nồng độ và đúng cách), Công ty Phú Lacue, Đà Lạt đã sử dụng 12 loại thuốc bảo vệ thực vật (nằm trong danh mục) phòng trừ hữu hiệu các đối tượng dịch hại phổ biến trên cây xà lách như: bệnh đốm đen, bệnh cháy lá, ruồi đục lá…