Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì Sao Thanh Long Lên Giá?

Vì Sao Thanh Long Lên Giá?
Ngày đăng: 11/07/2014

Thanh long sau một thời gian dài rớt giá, từ đầu tháng 7 đến nay lại tăng nóng.

Tại Bình Thuận ngày 8/7 giá thanh long loại 1 đã lên 20.000 đ/kg. Chưa năm nào thanh long chính vụ được giá như thế. Năm ngoái thanh long có giá cao nhất so với mọi năm cũng dừng ở 18.000 đ/kg.

Dù vậy, hiện tại người trồng thanh long lại lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng và để dưỡng sức cho cây nên khi mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ. Cung thiếu, cầu tăng đã đẩy giá thanh long lên.

Nhưng lý lẽ này vẫn ít thuyết phục, vì mùa hè các loại cây trái vào vụ thu hoạch khá nhiều và năm nay đều trúng mùa, bằng chứng là giá thanh long rớt từ đầu vụ.

Từ đó, những người theo dõi cây thanh long khẳng định, giá thanh long tăng là ảo, là do từ khi có thông tin Trung Quốc sắp tới sẽ cấm biên (!). Thanh long bảo quản ở kho lạnh được 40 ngày nên thương lái tăng cường mua, tranh thủ xuất sang TQ trước thời điểm "cấm biên" (?)...

Cũng từ đầu tháng 7/2014, chương trình hỗ trợ nông dân trồng thanh long ở 3 tỉnh: Bình Thuận, Long An và Tiền Giang 2 triệu bóng đèn compact đã diễn ra tại TP Phan Thiết. Theo ngành điện, tính tổng chung lượng điện mà người trồng thanh long ở 3 tỉnh trên sử dụng đạt sản lượng 252 MW, tương đương công suất của nhà máy thủy điện cỡ lớn như Xekaman 3.

Người trồng thanh long mua đèn compact và đui đèn được giảm 10% trở lên tùy theo trả tiền liền hay trả muộn sau dăm ba tháng và được hỗ trợ 4.000 đ/bóng sợi đốt đã thu hồi...

Nếu khống chế lại, với 2 triệu bóng compact này tính trong 4 năm, nông dân sẽ tiết kiệm được 316,8 tỷ đồng, cắt giảm khí thải 0,65 tấn C02/Mwh... Đó là lý do vì sao TCty Điện lực miền Nam phải xây dựng chương trình hỗ trợ 2 loại bóng trên trong năm 2014-2015 thành đề án với tổng chi phí lên 102 tỷ đồng.

Việc thay bóng đèn compact cho bóng đèn sợi đốt vốn đã được sử dụng lâu nay với những nhận định đánh giá cảm tính của riêng từng người nông dân, nên tưởng đơn giản nhưng lại khó, như sự thay đổi nhận thức. Không ít người trồng thanh long vẫn còn suy nghĩ chính lượng điện nhiều của bóng đèn sợi đốt (60W) sẽ giúp thanh long hấp thụ nhiệt đạt ngưỡng để ra búp nhiều hơn vào vụ nghịch.

Không ít người khác đã sử dụng đèn compact (20W) chong thanh long thấy có kết quả tốt lại ít tốn kém nên không đồng ý, vì cây ra búp vụ nghịch được hay không còn tùy thuộc vào thời tiết, chứ không chỉ có nguồn điện. Cuộc tranh cãi được dấy lên có mức độ nóng ngang ngửa như giá thanh long hiện tại.

Nhiều người trồng thanh long nghi ngờ bóng compact nên đã tham khảo học tập các vườn đã chong đèn compact để thấy hiệu quả, nhất là so sánh chi phí chong điện. Dùng compact có thể khiến giá thành SX giảm, cho sản phẩm chất lượng tốt, giúp thanh long Bình Thuận có tính cạnh tranh cao.


Có thể bạn quan tâm

Ngành Thủy Sản Tổn Thất Sau Thu Hoạch Cao Do Công Nghệ Thấp Ngành Thủy Sản Tổn Thất Sau Thu Hoạch Cao Do Công Nghệ Thấp

Ngành thủy sản đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu từ 8-9 tỉ đô la Mỹ, đóng góp 30-35% tổng sản lượng nông nghiệp. Tuy vậy, ngành này vẫn đang đối diện với vấn đề tổn thất sau thu hoạch cao do khoa học công nghệ chưa cải tiến.

02/04/2014
Bò Sữa Mở Hướng Làm Giàu Bò Sữa Mở Hướng Làm Giàu

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, con bò sữa đang được người dân xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) lựa chọn. Có thể nói, con bò sữa đang mở hướng làm giàu cho người dân nơi đây, nhưng, để đàn bò phát triển bền vững thì còn nhiều khó khăn, thử thách.

02/04/2014
Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.

02/04/2014
Nỗi Lo Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Nỗi Lo Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Những năm gần đây, ở ĐBSCL sản lượng các loại cây trồng hằng năm không ngừng gia tăng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, nhiều hệ lụy từ việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phun xịt thuốc vô tội vạ, thậm chí cây trồng bệnh nhẹ cũng sử dụng thuốc độc hại: ruộng đồng bị đầu độc, sản phẩm kém an toàn...

02/04/2014
Nam Định Chủ Động Diệt Chuột Bảo Vệ Lúa Xuân Nam Định Chủ Động Diệt Chuột Bảo Vệ Lúa Xuân

Những năm gần đây, mức độ thiệt hại mùa màng do chuột trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng do đàn chuột phát triển rất nhanh về số lượng. Ngoài việc gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, kho tàng, chuột còn là đối tượng trung gian lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng.

02/04/2014