Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì sao lúa đặc sản Hậu Giang 2 chưa có chỗ đứng?

Vì sao lúa đặc sản Hậu Giang 2 chưa có chỗ đứng?
Ngày đăng: 12/08/2015

Năm 2008, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đã xét duyệt cho một đề tài khoa học “Nghiên cứu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giống lúa Hậu Giang 2 cho tỉnh Hậu Giang” được thực hiện với mục tiêu xây dựng một nhãn hiệu hàng hóa cho giống lúa Hậu Giang 2. Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện lúa ĐBSCL đã đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm đề tài này. Khi bắt đầu thực hiện, ai cũng nghĩ đến một tương lai rất tươi sáng cho Hậu Giang vì sẽ tìm ra được một loại lúa đặc sản mang đặc trưng riêng của tỉnh.

Qua thời gian nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài bước đầu đã tìm được địa điểm để nhân giống thử nghiệm, cũng như là nơi cung ứng giống lúa này về sau. Với quy mô 20ha trồng thử nghiệm tại ấp 4, thị trấn Long Mỹ, người dân trong khu vực và lân cận cũng dần biết đến lúa Hậu Giang 2. Các ngành chức năng cũng tham gia để thực hiện chủ trương chung của tỉnh. Ông Lư Xuân Hội, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, cho biết: Vào thời điểm năm 2009, đơn vị cũng tập trung tuyên truyền, quảng bá để người dân trồng thử giống lúa này để tạo vùng nguyên liệu cũng như quảng cáo thương hiệu nông sản đặc trưng của tỉnh. Ban đầu, số lượng bán ra cũng khá nhiều. Tuy nhiên, chỉ hơn một năm sau đó, nhu cầu của nông dân trồng giống lúa này ít đi vì bị thương lái mua giá cào bằng với lúa thông thường.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nhân giống lúa ấp 4, thị trấn Long Mỹ, đánh giá: “Năm đó, đơn vị tham gia đề tài để hy vọng xây dựng một loại giống lúa chủ lực cho tỉnh nhà. Nhiều thành viên HTX háo hức, tham gia trồng thử. Tuy nhiên, sau vài vụ trồng và tiêu thụ lúa hàng hóa, nhiều người lại thất vọng vì lúa bị bạc bụng, tỷ lệ chà ra gạo thấp, lại kém thơm hơn những lúa khác”.

Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phụng Hiệp Nguyễn Thế Tự phân tích: Giống Hậu Giang 2 muốn tiếp tục được chọn là lúa đặc sản thì cần phải được phục tráng để nâng cao tỷ lệ chà gạo, độ thơm cũng như năng suất. Được biết, tham gia đề tài, huyện Phụng Hiệp có 20ha ruộng được chọn để trồng khảo nghiệm. Khi nghe tin về giống lúa đặc sản mới, nông dân cũng đến tham khảo, thậm chí mua về chà gạo ăn thử nhưng chưa hài lòng lắm. Ông Trần Thành Chắc, ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: Chà gạo ăn thử thì thấy sao nó không được thơm như giống lúa ngang bằng giá khác như OM 4900. Vả lại, nông dân mình thì thích gạo hơi khô cơm nên không thích Hậu Giang 2 lắm vì cơm hơi nhão.

Theo tập quán trồng lúa, đa số nông dân thường thích trồng lúa ngắn ngày để có thể tranh thủ trồng thêm vụ 3. Lúa Hậu Giang 2 chưa đáp ứng được yêu cầu này. Thời gian sinh trưởng của lúa dài hơn những giống khác trên 5 ngày đã khiến cho nhiều nông dân quay lưng lại với Hậu Giang 2.

Cùng chính vì những điểm yếu này mà cho đến nay, giống lúa Hậu Giang 2 không được nhân rộng nhiều mà chỉ còn trồng rải rác tại một vài hộ ở thị trấn Long Mỹ. Hiện nay, trên tổng số 34,5ha đất sản xuất lúa của HTX nhân giống lúa ấp 4, thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ, thì chỉ còn khoảng 2ha là trồng giống lúa Hậu Giang 2. Theo ông Phạm Văn Hòa, thành viên HTX, thì giống lúa này cũng không cho năng suất cao như IR 50404 nhưng vì quen với việc canh tác Hậu Giang 2 mấy năm nay nên ông tiếp tục duy trì trồng với diện tích nhỏ để chà gạo cho gia đình ăn.

Có thể nói, việc xây dựng thương hiệu cho lúa Hậu Giang 2 không phải dễ, trong một ngày một bữa là hoàn thành nhưng thời gian nghiên cứu đề tài quá dài (hơn 6 năm) khiến cho việc quảng bá lúa cũng không đạt được kết quả như mong đợi. Chính vì vậy, tại buổi nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giống lúa Hậu Giang 2 cho tỉnh Hậu Giang”, nhiều đại biểu đã góp ý, lúa Hậu Giang 2 cần tiếp tục được phục tráng để không bị thoái hóa giống, tăng năng suất, mùi thơm,… Có vậy, Hậu Giang 2 mới mong từng bước lấy lại niềm tin trong lòng nông dân Hậu Giang và vực dậy danh tiếng trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Báo động chất lượng hồ tiêu xuất khẩu Báo động chất lượng hồ tiêu xuất khẩu

Việc chất lượng hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam bị ảnh hưởng do việc mở rộng quá nhanh diện tích đã được Hiệp hội hồ tiêu (VPA) cảnh báo nhiều năm qua.

01/07/2015
Cây dược liệu mang lại thu nhập cao cho người dân Quản Bạ Cây dược liệu mang lại thu nhập cao cho người dân Quản Bạ

Sau khi trồng thử nghiệm thành công, cây dược liệu được trồng rộng rãi ở một số xã, thị trấn của huyện Quản Bạ bước đầu mang về thu nhập cho người trồng. Đến HTX dược liệu Nà Chang, ở thôn Nà Chang, thị trấn Tam Sơn, là một trong những HTX dược liệu đang tiêu thụ sản phẩm Atiso của bà con.

01/07/2015
Xã Phú Linh đẩy nhanh tiến độ trồng rừng Xã Phú Linh đẩy nhanh tiến độ trồng rừng

Là xã vùng thấp của huyện Vị Xuyên, Phú Linh có nhiều điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Năm 2015, xã Phú Linh được huyện giao chỉ tiêu trồng mới 185,9 ha rừng. Đến hết tháng 5, xã đã trồng được 54 ha. Cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn đang tích cực chỉ đạo bà con nhân dân đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giao.

01/07/2015
Chạy đua với thời vụ cây trồng cạn Chạy đua với thời vụ cây trồng cạn

Theo kế hoạch, 30/6 là thời điểm cuối cùng cho thời vụ gieo trỉa cây trồng cạn hè thu 2015. Tuy vậy, đến thời điểm này, tỷ lệ gieo trỉa mới quá bán. Kết quả này là hệ lụy của đợt hạn hán kéo dài gần 2 tháng qua…

01/07/2015
Rộn ràng thị trường trái cây chính vụ Rộn ràng thị trường trái cây chính vụ

Thị trường nông sản đang nóng dần lên khi hàng loạt trái cây đang chín rộ. Điểm đáng mừng là sức tiêu thụ mạnh và giá ổn định hơn so với cùng kỳ, mặc dù giá đã có chiều hướng giảm.

01/07/2015