Vì Sao Lê Trung Quốc Để 5 Tháng Không Hỏng Viện Trưởng Cũng Bó Tay!

Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia cho biết, ông cũng tự mua một quả lê Trung Quốc để tại phòng làm việc tại Viện. Đến nay, đã 5 tháng mà quả lê này không bị hỏng và việc tìm nguyên nhân vì sao trái cây vẫn tươi mới là điều rất khó khăn.
PGS.TS Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia cho biết tại buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Y tế với UBND tỉnh Lạng Sơn diễn ra ngày 9.9.
Ông Đà cho biết, trước phản ánh của nhiều người dân, có những loại trái cây như quả lê, lựu, táo… để vài tháng trong môi trường bình thường mà trái cây vẫn tươi ngon, không bị hỏng, ông cũng tự mua một quả lê Trung Quốc để tại phòng làm việc tại Viện. Đến nay, đã 5 tháng mà quả lê này không bị hỏng và việc tìm nguyên nhân vì sao trái cây vẫn tươi mới là điều rất khó khăn.
Theo PGS Đà hiện trên thị trường có khoảng 2.000 loại chất bảo quản nhưng mới chỉ kiểm nghiệm được 600 loại. Đáng nói là có nhiều hóa chất lạ rất khó phát hiện, thậm chí không tìm thấy trong quá trình kiểm nghiệm. Nhiều chất không định danh được thì rất khó để giám sát.
Đoàn công tác cũng đã lấy 15 mẫu trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, chợ đầu mối ở Lạng Sơn gồm: táo đỏ, lê và dưa hấu để kiểm nghiệm hóa chất bảo quản…
Từ đầu năm đến giờ có gần 240.000 tấn rau, củ quả nhập qua cửa khẩu, với 21 mặt hàng như: bưởi, cà chua, dưa hấu, dưa vàng, khai môn, lê, mận, nấm, nho, rau xanh các loại, quýt, táo... Nhưng để kiểm soát chất lượng hoa quả nhập khẩu, trái cây ướp bảo quản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì rất khó khăn.
Ông Lý Kim Soi, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Lạng Sơn cho biết, ý thức được việc trái cây có hóa chất bảo quản vượt ngưỡng, 3-4 năm trước trung tâm từng lấy mẫu trái cây Trung Quốc kiểm nghiệm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Để đánh giá toàn diện về chất bảo quản và hóa chất bảo vệ thực vật trong trái cây nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị lấy thêm nhiều mẫu trái cây tại chợ đầu mối, chợ dân sinh ở Hà Nội và các địa phương khác để kiểm nghiệm.
“Bởi trên thực tế, qua tìm hiểu phía Trung Quốc khi xuất khẩu trái cây đều có quy trình xử lý trái cây tương tự với sản phẩm bán trong nước cho dân. Tuy nhiên không xác định được liều lượng chất bảo quản họ dùng trái cây xuất khẩu. Việc lấy mẫu ở ngay tại cửa khẩu, chợ đầu mối và chợ dân sinh sẽ xác định được hóa chất bảo quản vượt ngưỡng là từ khi được xuất khẩu, hay chính tiểu thương trong nước sau khi lấy hàng đã ngâm, tẩm hóa chất để bảo quản sản phẩm được lâu hơn”, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết.
Vì thế, sắp tới, cơ quan chức năng sẽ lấy thêm nhiều mẫu trái cây để kiểm nghiệm. Theo đó, sẽ lấy tại cửa khẩu, tại chợ đầu mối, tại chợ dân sinh tại Hà Nội và nhiều địa phương khác để tìm hiểu, hóa chất bảo quản được tẩm ướp với hàm lượng như thế nào? Ngay ở khâu xuất từ Trung Quốc hay khi vào Việt Nam tiểu thương mới dùng hóa chất để tẩm ướp trái cây? Là loại hóa chất gì, hàm lượng ra sao có gây nguy hại đến sức khỏe người dùng hay không!
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo Cục An toàn thực phẩm lấy mẫu ngẫu nhiên tại các chợ đầu mối lẻ để kiểm nghiệm, quyết tìm ra câu trả lời tại sau táo, lê để vài tháng vẫn tươi mới không hỏng. Bộ trưởng cũng đề nghị Cục An toàn thực phẩm làm việc với FDA Trung Quốc, yêu cầu họ cung cấp các danh mục thuốc chất bảo quản, bảo vệ thực vật... cho dùng, ngưỡng an toàn như thế nào. Chắc chắn bên họ cũng dùng những chất này, có ngưỡng cho phép, dân họ cũng dùng.
Có thể bạn quan tâm

Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho biết, nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã ra Quyết định thành lập BCĐ Chương trình phát triển chè bền vững nhằm giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội thúc đẩy chương trình phát triển chè bền vững.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), ngày 17-11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức công bố các phán quyết cuối cùng của Ban hội thẩm (Panel) đối với các khiếu kiện của Việt Nam liên quan đến việc Mỹ áp thuế chống phá giá lên mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam (vụ kiện tôm DS/429).

Kiểm soát độc quyền, nâng cao cạnh tranh lành mạnh trong thị trường thức ăn chăn nuôi và có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ là những kiến nghị được đưa ra tại hội thảo “Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi nhỏ tại Việt Nam” diễn ra sáng nay (18/11), tại Hà Nội.

Gia đình ông Vũ Quang Huy ở thôn 14 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu và 1 ha đất trồng các loại cây ngắn ngày; hàng năm, luôn có mức thu nhập từ 600 triệu đồng trở lên. Về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo ông Huy thì đối với tiêu, nếu như trước đây thường có tâm lý bón phân, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan thì nay, cách làm của gia đình đã khác.

Sau 5 tháng triển khai nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 90%, trọng lượng đạt 0,5 kg/con, lợi nhuận đạt 20 triệu đồng/sào. Trong quá trình nuôi, các hộ dân đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Cán bộ của Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã Gia Nghĩa đã phổ biến kỹ thuật và phát tài liệu về kỹ thuật nuôi một số loại cá cho các hộ dân và khuyến nông viên.