Vi phạm sản xuất giống cây trồng có thể bị phạt 100 triệu đồng

Theo dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất giống cây trồng không theo đúng quy trình sản xuất đã quy định đối với từng loài cây trồng với khối lượng giống được sản xuất dưới 5.000kg; đối với giống rau, hoa dưới 50kg hoặc dưới 10.000 cây giống.
Trường hợp vi phạm sản xuất giống cây trồng không theo đúng quy trình sản xuất đã quy định đối với từng loài cây trồng với khối lượng giống được sản xuất từ 5.000kg trở lên; đối với giống rau, hoa từ 50kg trở lên hoặc từ 10.000 cây giống trở lên sẽ phạt tiền từ 10-15 triệu đồng.
Mức phạt từ 10-15 triệu đồng cũng được đề xuất đối với một trong các hành vi vi phạm như: Sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính không từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng đã được công nhận với quy mô dưới 5000 cây giống; sản xuất giống cây lâm nghiệp chính không sử dụng vật liệu nhân giống từ cây mẹ, vườn cây đầu dòng, vườn giống hoặc rừng giống đã được công nhận với quy mô dưới 10.000 cây giống.
Riêng các hành vi vi phạm như sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính không từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng đã được công nhận với quy mô từ 5.000 cây giống trở lên; sản xuất giống cây lâm nghiệp chính không sử dụng vật liệu nhân giống từ cây mẹ, vườn cây đầu dòng, vườn giống hoặc rừng giống đã được công nhận với quy mô từ 10.000 cây giống trở lên bị phạt tiền từ 15-25 triệu đồng.
Tại dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề xuất phạt tiền 20-50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất giống cây trồng với mục đích thương mại. Trong đó, phạt 20-30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất nhằm mục đích thương mại giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Mức phạt này cũng được áp dụng đối với giống rau, hoa dưới 50kg hoặc dưới 10.000 cây giống, đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả dưới 5.000 cây giống; đối với giống cây lâm nghiệp dưới 10.000 cây giống.
Trường hợp, vi phạm sản xuất nhằm mục đích thương mại giống cây trồng được sản xuất từ 5.000kg trở lên; đối với giống rau, hoa từ 50kg hoặc từ 10.000 cây giống trở lên; đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả từ 5.000 cây giống trở lên; đối với giống cây lâm nghiệp từ 10.000 cây giống trở lên có mức phạt tiền cao nhất từ 30-50 triệu đồng.
Các mức phạt trên được đề xuất áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Riêng tổ chức vi phạm sẽ phạt gấp đôi cá nhân.
Có thể bạn quan tâm

Bị cấm ở Nga, khó khăn tại Mỹ, các DN XK thủy sản đang rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi “vấp” tại hầu hết thị trường XK lớn.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh có khoảng 1.100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, chiếm 50% diện tích NTTS, trong đó vùng nuôi tôm thẻ nhiều nhất là các huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh và TP Cam Ranh.

Với đà thắng lợi của vụ nuôi tôm năm 2013, đặc biệt nuôi tôm thẻ chân trắng "quay" được 2 vòng (90 ngày/vòng/vụ) lợi nhuận tăng gấp đôi tôm sú. Năm nay, tại Sóc Trăng, ngay từ đầu vụ là cuộc đua mở rộng diện tích nuôi và thả giống sớm. Dọc theo tuyến đường Nam Sông Hậu đến huyện Trần Đề những ngày đầu tháng 3/2014 không khí tấp nập chuẩn bị ao nuôi.

Năm 2013, trong điều kiện có nhiều khó khăn nhưng nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh Nam Định vẫn tiếp tục phát triển cả về quy mô và sản lượng thủy sản. Có được kết quả đó là do công tác phổ biến, ứng dụng khoa học kỹ thuật đã được các ngành chức năng, các địa phương đặc biệt coi trọng.

Những tháng cuối năm 2013 đến nay, giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng cao đã kích thích bà con nông dân ấp Hoàng Lân, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (Cà Mau) mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp.