Vị Ngọt Quýt Đường Trên Đất Cù Lao

Hưởng ứng chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân huyện cù lao Chợ Mới, tỉnh An Giang đã chuyển đổi hơn 2.000 ha lúa và vườn tạp kém hiệu quả sang trồng rau, màu, vườn cây ăn quả, ngoài tiêu dùng hàng ngày còn phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt trong đó có cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế cao nhất, chỉ tính riêng vụ bán Tết Ất Mùi 2015 này, nông dân đã thu về lợi nhuận gần 70 triệu đồng/ha, làm tăng thêm vị ngọt từ cây quýt đường ở xã cù lao màu mỡ này.
Trồng cây quýt đường ở huyện cù lao Chợ Mới, xuất phát từ hộ anh Nguyễn Văn Nghiệp ở ấp Bình Thạnh 2, xã Hòa An, là nhà nông nòi nhưng qua nhiều lần thất bại trên mãnh đất 1,5 ha của gia đình, bởi ảnh hưởng thiên tai lũ lụt. Trước đây trồng lúa không hiệu quả, anh chuyển sang trồng táo, bỏ táo anh trồng sầu riêng, năm 2000 do lũ cuốn trôi hết vườn táo, anh làm lại từ đầu trồng nhãn xuồng cơm vàng.
Nhưng lũ lớn vẫn tiếp tục trong những năm tiếp theo, nên một lần nữa anh đành bỏ nhãn trồng mận An Phước nhưng vẫn không thành công, nợ nần đeo đẳng, đến năm 2004 anh lập vườn sinh thái, tiếp tục thất bại. Là nông dân chịu thương chịu khó không cam chịu cảnh nghèo, thất bại, nãn chí mà trái lại anh nghiệp đã đi nhiều nơi tìm hiểu, tham khảo, được kỹ sư nông nghiệp tư vấn chọn trồng cây con phù hợp với thổ nhưỡng trên cù lao màu mỡ, bởi đất quyết định năng suất, cho trái to, bóng, đẹp, vị ngọt đậm và thị trường có nhu cầu, vì vậy anh bàn bạc với gia đình chọn chuyển trồng cây có múi, quýt đường.
Năm 2012 anh Nghiệp bắt tay vào cải tạo đất, đến tận bến Tre mua cây giống, trồng 1.500 gốc quýt đường, sau 2 năm (tháng 10/2014) thu hoạch vụ đầu tiên kéo dài đến cuối năm 2014, lợi nhuận đến 60% trong tổng doanh thu, anh mang về cho gia đình lãi gần 400 triệu đồng. Anh nghiệp cho biết khác với cây quý hồng chỉ thu hoạch 1 vụ/năm vào dịp Tết Nguyên đán, trong khi đó cây quýt đường cho trái thu hoạch quanh năm, cây dễ trồng, rủi ro thấp. Với 1.500 gốc quýt thu hoạch đợt bán Tết được khoảng 10 tấn và kéo dài đến cuối năm sẽ thu hoạch thêm 30 tấn.
Theo dõi thị trường những năm qua, giá quýt đường bán trong dịp Tết thấp nhất cũng 30.000 đồng/kg quýt xô. Anh nghiệp phấn khởi cho biết từ đầu tháng 2/2015 đến nay anh bán được trên 2 tấn quýt với giá 32.000 đồng/kg quýt xô, trong 2 ngày 27, 28/12 Âm lịch này anh thu hoạch đợt cuối bán Tết được trên 5 tấn với giá bán rất cao 40.000 đồng/kg quýt xô, gia đình anh sẽ có cái Tết Ất Mùi sung túc so với chục năm liên tục thất bại vừa qua.
Anh Lưu Tấn Phát ở ấp An Thái, xã Hòa Bình với hơn 20 năm làm ruộng, trên diện tích 4,5 ha, nhưng nguồn lãi mỗi năm của gia đình cũng chỉ khoảng 150 triệu đồng. Thấy mô hình trồng quýt của bà con cho hiệu quả kinh tế cao, nên anh đã tranh thủ 0,15 ha đất vườn tạp xung quanh nhà cải tạo trồng 300 gốc quýt đường.
Anh học hỏi nhiều ở những người đã trồng, chú tâm chăm sóc rất kỹ, tuyển bớt trái để có quýt to đều, bóng, đẹp và treo bán đúng vào dịp Tết.
Trong mấy ngày gần đây anh cũng thu hoạch rộ được 2 tấn, đây là năm thu hoạch đầu tiên của vườn quýt nhà anh, với giá bán 40.000 đồng/kg, thu nhập cao 25 lần so với tổng thu hoạch vườn tạp trước đây chỉ có 3 triệu đồng/năm. Gia đình anh Phát đón Tết Ất Mùi trong niềm vui, phấn khởi.
Ông Nguyễn Văn Trí - Chủ tịch Hội nông dân huyện Chợ Mới cho biết: Năm nay nông dân ở Chợ Mới đã chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu, cây ăn quả, đã khẳng định được hiệu quả với lợi nhuận thu được cao gấp 5 - 10 lần trồng lúa, riêng cây quýt đường cao hơn 15 lần.
Quýt đường tuy là loại cây trồng mới, chỉ tập trung trồng ở huyện Chợ Mới vài chục ha, chưa phát triển mạnh diện tích nhưng cho hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy vậy huyện sẽ quy hoạch định hướng phát triển diện tích cây quýt đường phù hợp không để cung vượt cầu, lập lại điệp khúc “Được mùa mất giá” như cây lúa...
Có thể bạn quan tâm

Không giống như vụ Hè-Thu hàng năm là vụ sản xuất và kinh doanh lúa gạo khó khăn nhất trong năm, vụ lúa Hè-Thu 2014 tại Đồng bằng sông Cửu Long đến nay gần như đã kết thúc, lúa thu hoạch tới đâu được doanh nghiệp và thương lái thu mua hết đến đó với giá cao so với mọi năm.

Thị trấn Vàm Láng không chỉ được nhiều người biết đến với cảng cá lớn nhất khu vực Gò Công, Lễ hội Nghinh Ông, Di tích Lăng Ông Nam Hải… mà còn có làng nghề cá khô truyền thống. Cùng với các loại hình chế biến khác như lột ghẹ, lột tôm, chế biến mắm, tôm khô, ruốc khô… nghề phơi cá khô truyền thống đã góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm cho lao động và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương.

Theo đó, trong thời gian từ 15/9-15/10, ngành thú y sẽ tiến hành tiêm phòng các loại vắc xin như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, dịch tả… cho 38.150 con gia súc tại các huyện và thị xã.

Dẫn chúng tôi vào thăm vườn của mình, anh Dũng chỉ tay ngay vào những cây bơ có tán cao vượt hẳn so với những hàng cà phê và nói: “Điểm khác biệt của vườn cà phê nhà mình chính là những cây bơ cao to, tán phủ lên cây cà phê đấy.

Năm 2011, Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật (CLB KHKT) xã Song An (thị xã An Khê) được thành lập, trở thành cầu nối trung gian giúp nông dân tiếp cận, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản. Không chỉ vậy, CLB còn là nơi giúp đỡ, hỗ trợ nhà nông về phân bón, thức ăn chăn nuôi trả chậm.