Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì Một Nền Sản Xuất Xanh Bền Vững

Vì Một Nền Sản Xuất Xanh Bền Vững
Ngày đăng: 10/11/2014

Nằm trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - MDEC 2014, Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị Hướng tới một nền sản xuất xanh bền vững.

Tham dự hội nghị có PSG – TS Trần Đình Thiên, Viện Trưởng Viện kinh tế Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Trần Phi Hổ. Về phía tỉnh Đồng Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Châu Hồng Phúc đến dự.

ĐBSCL là vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của cả nước. Hàng năm, khu vực này sản xuất gần 25 triệu tấn lúa, hơn 3 triệu tấn thủy sản và khoảng 3 triệu tấn trái cây. Những con số trên cho thấy tiềm năng và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp ở khu vực này.

Tuy nhiên, thực trạng sản xuất nông nghiệp cũng đặt ra nhiều thách thức mà một trong những nguy cơ đó là vấn đề lạm dụng tài nguyên cho tăng trưởng, công nghệ đáp ứng cho nông nghiệp còn lạc hậu nên gây ô nhiễm ở mức độ cao, tỉ lệ nguyên liệu, vật tư, năng lượng sử dụng cho tăng trưởng còn quá cao... Từ đó, dẫn đến nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và sự tăng trưởng bền vững của nền nông nghiệp cả vùng.

Các ý kiến tham luận tại hội nghị đều cho rằng: Tăng trưởng xanh phải là tăng trưởng do con người và vì con người, phát triển hài hòa đời sống xã hội với môi trường tự nhiên, góp phần giải quyết yêu cầu tăng trưởng hợp lý với giảm nghèo bền vững...

Các đại biểu cùng đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất xanh, bền vững như: xây dựng khung pháp lý cho các dự án biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, tăng cường dịch vụ tài chính khí hậu, học tập kinh nghiệm từ các tổ chức, hiệp hội sản xuất xanh của các nước châu Âu, lấy nông nghiệp và du lịch nông nghiệp xanh làm khâu đột phá, quản lý chặt chẽ công nghệ, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường trong điều kiện biến đổi khí hậu và tình trạng nước biển dâng...

Với ĐBSCL, kinh tế xanh sẽ mang lại các lợi ích thiết thực trên 3 trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường thông qua việc triển khai các công nghệ sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, thân thiện với môi trường, gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Ách Tắc Dưa Hấu Thông Quan Thiếu Điều Tiết Vĩ Mô Ách Tắc Dưa Hấu Thông Quan Thiếu Điều Tiết Vĩ Mô

Đến hẹn lại lên, vào thời điểm này hàng năm, tình trạng ùn tắc hàng ngàn xe chở nông sản chủ yếu là dưa hấu tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) lại tiếp tục tái diễn. Mặc dù lực lượng chức năng tạo mọi điều kiện để thông quan song vẫn không xuể.

29/03/2014
Trà Vinh Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Thu Nhập Cao Trà Vinh Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Thu Nhập Cao

Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long- Trà Vinh cho biết: hiện thanh long ruột đỏ thương lái đến thu mua tại vườn giá 47.000 đ/kg nhưng HTX không đủ nguồn cung cấp.

29/03/2014
Nông Dân Trúng Mùa Chôm Chôm Nghịch Vụ Nông Dân Trúng Mùa Chôm Chôm Nghịch Vụ

Những năm gần đây, nhiều nhà vườn ở các xã cù lao của huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đã áp dụng phương pháp đậy mủ xử lý chôm chôm ra hoa nghịch vụ để dễ tiêu thụ và bán được giá cao. Đặc biệt năm nay, nhờ thị trường hút hàng nên chôm chôm nghịch vụ càng trúng giá và cho lợi nhuận cao.

29/03/2014
Giá Lúa Vẫn Thấp Sau Khi Mua Tạm Trữ 130.000 Tấn Gạo Giá Lúa Vẫn Thấp Sau Khi Mua Tạm Trữ 130.000 Tấn Gạo

Theo ghi nhận ở ĐBSCL, hiện giá lúa nông dân bán vẫn dao động ở mức khá thấp, khoảng 4.300 đồng/kg lúa thường, 4.800 đồng/kg lúa dài, chất lượng cao.

29/03/2014
Vai Trò Ao Lắng Trong Nuôi Tôm Vai Trò Ao Lắng Trong Nuôi Tôm

Theo quy trình kỹ thuật cho loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN) thì ao lắng nước là một phần diện tích bắt buộc phải có trước khi thực hiện mô hình này. Song, hiện nay ao lắng không được người nuôi quan tâm, thiết kế. Đây là điều mà các ngành chức năng lo lắng cho sự thành công của vụ nuôi, nhất là trong mùa khô.

01/04/2014