Vị Chát Hạt Muối Quỳnh Lưu

Thương hiệu muối Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ lâu đã được nhiều nơi biết đến. Thế nhưng, đời sống của diêm dân nơi đây vẫn đang gặp muôn vàn khó khăn...
Khu vực Bắc Trung bộ đang phải đối mặt với hạn hán cục bộ kéo dài, mưa ít, nắng nhiều gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất rau màu.
Thế nhưng, đây lại là điều kiện thuận lợi nhất để làm muối. Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiệt độ tăng cao, luôn duy trì ở mức 38-39 độ, thậm chí có ngày tăng đến 41 độ, nhờ đó mà sản lượng muối làm ra nhiều hơn, chất lượng cũng đảm bảo hơn.
Ông Trần Ngọc Bình, Phó chủ tịch xã Quỳnh Thuận cho biết: “Địa phương có tổng cộng 890 hộ sản xuất muối, thời tiết lúc này khá thuận lợi nên năng suất tương đối ổn định, sản lượng những tháng đầu mùa ước đạt 4000 tấn (gần bằng 1/3 kế hoạch của cả năm). Với giá cả hiện tại thì người nông dân đang có lãi”.
Được biết, giá muối thương lái thu mua ngay tại đồng đang dao động từ 1.700 – 1.800 đ/kg, dù thấp hơn cùng kì năm ngoái (2013 là 2.000 đ/kg) nhưng nhờ năng suất, sản lượng cao nên chấp nhận được. Có những khẩu làm được gần 1 tạ muối/ ngày, trừ mọi chi phí cũng lãi gần 200.000 đ.
Tuy nhiên, việc tìm đầu ra ổn định cho hạt muối Quỳnh Lưu hiện vẫn là điều khó nhất. Bởi có những DN vốn lâu nay gắn bó mật thiết, cam kết bao tiêu hạt muối cho diêm dân như CTy Muối Nghệ An, từ năm 2012 đã chấm dứt cam kết, chuyển sang tiêu thụ muối công nghiệp ở miền Nam. Không còn cách nào khác, diêm dân đành phải tự liên hệ tìm đối tác tiêu thụ, nên rất bấp bênh.
Bà Hồ Thị Hương (60 tuổi, trú tại xóm 8, Quỳnh Thuận) bùi ngùi cho biết: “Chẳng có cái nghề nào cực như nghề làm muối cả chú ạ! Trời nóng bức, ai cũng trốn trong nhà thì chúng tôi phải ra đồng từ giữa trưa. Nhiều hôm đang ngồi nghỉ ngơi thì trời đổ mưa, thành thử công sức ngày hôm đó trôi xuống sông xuống biển hết. Làm ra được hạt muối tốn bao nhiều mồ hôi, nước mắt nhưng lợi nhuận thì chảy hết vào túi lái buôn, diêm dân chỉ thu về bạc lẻ”.
Vợ chồng bà Hương được chia khoảng 300 m2 làm muối, riêng tiền đầu tư ban đầu đã ngốn khoảng 4 triệu đồng, mà thời gian sản xuất chính chỉ kéo dài chưa đến 5 tháng (từ tháng 2 đến tháng 6 AL), nhẩm đi tính lại thì chỉ đủ ăn qua ngày. Chẳng thế mà ông bà phải vận động 2 người con đi làm kinh tế phương xa, bởi cứ bám trụ với nghề muối thì chẳng thể nào ngước mặt lên nổi.
Năm 2014, xã An Hòa phấn đấu đạt 19.000 tấn muối sạch để cung ứng ra thị trường, với diễn biến thời tiết như thế này đó không phải là nhiệm vụ quá xa vời. Trước mắt, chính quyền địa phương đang tích cực vận động bà con làm muối sạch, giữ vững thương hiệu "Muối Quỳnh Lưu", dù diêm dân không mấy thiết tha với nghề này.
Có thể bạn quan tâm

Tokelau chủ tịch của Nhóm công tác về Khoa học của FFA Tiga Galo lại kêu gọi thực hiện nghĩa vụ mà tất cả các thành viên đã cam kết khi họ tham gia vào WCPFC, đó là cung cấp đầy đủ dữ liệu khai thác và nỗ lực về hoạt động của các tàu đánh cá của họ trong khu vực.

Bà Nguyễn Hoàng Thúy, đại diện thương mại của Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho biết đơn vị này cùng với VASEP đang nỗ lực cung cấp thông tin giúp DN trong nước cập nhật được nhu cầu thủy sản tại Australia; chính sách về thương mại, quản lý chất lượng... Qua đó, DN Việt có thế tự kết nối hoặc tập hợp các DN trong nước để kết nối với thị trường thủy sản lớn này.

Trong 5 tháng đầu năm, XK cá biển đạt 247.500 tấn, với giá trị lên tới 525, 2 triệu USD. XK bột cá đạt 107.505 tấn, thu về 159,9 triệu USD, giảm 12,4% về khối lượng và 29,7% về giá trị. Các thị trường chính của bột cá Chile là Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Italia. Trong tổng số bột cá XK, 66,9% bột cá siêu cao cấp; 21,7% bột cá cao cấp; 10,2% bột cá chất lượng chuẩn.

Nhật Bản có kế hoạch đề xuất cắt giảm 50% sản lượng đánh bắt cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành ở khu vực Trung Tây Thái Bình Dương, nhằm mục đích bảo vệ các loài có nguy cơ cao.

Các chuyên gia, những người ủng hộ và các nhà báo tại các nước quốc đảo đã chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về giá trị và tính kinh tế của ngành công nghiệp cá ngừ Thái Bình Dương ở đây tại thủ đô của Fiji ngày hôm qua.