Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vị Chát Hạt Muối Quỳnh Lưu

Vị Chát Hạt Muối Quỳnh Lưu
Ngày đăng: 29/05/2014

Thương hiệu muối Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ lâu đã được nhiều nơi biết đến. Thế nhưng, đời sống của diêm dân nơi đây vẫn đang gặp muôn vàn khó khăn...

Khu vực Bắc Trung bộ đang phải đối mặt với hạn hán cục bộ kéo dài, mưa ít, nắng nhiều gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất rau màu.

Thế nhưng, đây lại là điều kiện thuận lợi nhất để làm muối. Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiệt độ tăng cao, luôn duy trì ở mức 38-39 độ, thậm chí có ngày tăng đến 41 độ, nhờ đó mà sản lượng muối làm ra nhiều hơn, chất lượng cũng đảm bảo hơn.

Ông Trần Ngọc Bình, Phó chủ tịch xã Quỳnh Thuận cho biết: “Địa phương có tổng cộng 890 hộ sản xuất muối, thời tiết lúc này khá thuận lợi nên năng suất tương đối ổn định, sản lượng những tháng đầu mùa ước đạt 4000 tấn (gần bằng 1/3 kế hoạch của cả năm). Với giá cả hiện tại thì người nông dân đang có lãi”.

Được biết, giá muối thương lái thu mua ngay tại đồng đang dao động từ 1.700 – 1.800 đ/kg, dù thấp hơn cùng kì năm ngoái (2013 là 2.000 đ/kg) nhưng nhờ năng suất, sản lượng cao nên chấp nhận được. Có những khẩu làm được gần 1 tạ muối/ ngày, trừ mọi chi phí cũng lãi gần 200.000 đ.

Tuy nhiên, việc tìm đầu ra ổn định cho hạt muối Quỳnh Lưu hiện vẫn là điều khó nhất. Bởi có những DN vốn lâu nay gắn bó mật thiết, cam kết bao tiêu hạt muối cho diêm dân như CTy Muối Nghệ An, từ năm 2012 đã chấm dứt cam kết, chuyển sang tiêu thụ muối công nghiệp ở miền Nam. Không còn cách nào khác, diêm dân đành phải tự liên hệ tìm đối tác tiêu thụ, nên rất bấp bênh.

Bà Hồ Thị Hương (60 tuổi, trú tại xóm 8, Quỳnh Thuận) bùi ngùi cho biết: “Chẳng có cái nghề nào cực như nghề làm muối cả chú ạ! Trời nóng bức, ai cũng trốn trong nhà thì chúng tôi phải ra đồng từ giữa trưa. Nhiều hôm đang ngồi nghỉ ngơi thì trời đổ mưa, thành thử công sức ngày hôm đó trôi xuống sông xuống biển hết. Làm ra được hạt muối tốn bao nhiều mồ hôi, nước mắt nhưng lợi nhuận thì chảy hết vào túi lái buôn, diêm dân chỉ thu về bạc lẻ”.

Vợ chồng bà Hương được chia khoảng 300 m2 làm muối, riêng tiền đầu tư ban đầu đã ngốn khoảng 4 triệu đồng, mà thời gian sản xuất chính chỉ kéo dài chưa đến 5 tháng (từ tháng 2 đến tháng 6 AL), nhẩm đi tính lại thì chỉ đủ ăn qua ngày. Chẳng thế mà ông bà phải vận động 2 người con đi làm kinh tế phương xa, bởi cứ bám trụ với nghề muối thì chẳng thể nào ngước mặt lên nổi.

Năm 2014, xã An Hòa phấn đấu đạt 19.000 tấn muối sạch để cung ứng ra thị trường, với diễn biến thời tiết như thế này đó không phải là nhiệm vụ quá xa vời. Trước mắt, chính quyền địa phương đang tích cực vận động bà con làm muối sạch, giữ vững thương hiệu "Muối Quỳnh Lưu", dù diêm dân không mấy thiết tha với nghề này.


Có thể bạn quan tâm

Cá Linh Non Đầu Mùa Nước Nổi Giá Cao, Cung Không Đủ Cầu Cá Linh Non Đầu Mùa Nước Nổi Giá Cao, Cung Không Đủ Cầu

Những ngày gần đây, cá linh non - sản vật thiên nhiên đặc trưng của mùa nước nổi - đã xuất hiện ở một số địa điểm trên sông Tiền thuộc địa phận các huyện đầu nguồn như thị xã Tân Châu của tỉnh An Giang, thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự của Tỉnh Đồng Tháp.

30/07/2014
Không Khuyến Khích Nuôi Cá Chạch Bùn Không Khuyến Khích Nuôi Cá Chạch Bùn

Sau bốn tháng thả nuôi, nhiều hộ nuôi cá chạch bùn (còn gọi là cá chạch sụn, cá chạch Đài Loan) ở xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò đang bước vào giai đoạn thu hoạch, nhưng giá cá đã giảm khoảng 200.000 đồng/kg, hiện cá loại 20 đến 25 con/kg còn khoảng 80.000 - 90.000/kg.

30/07/2014
Hoàn Tất Hợp Đồng Đăng Ký Nhãn Hiệu Cho Sen Và Quýt Hồng “Vượt Biên” Hoàn Tất Hợp Đồng Đăng Ký Nhãn Hiệu Cho Sen Và Quýt Hồng “Vượt Biên”

Trong công tác quản lý công nghệ, an toàn bức xạ và sở hữu trí tuệ, đơn vị tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm đánh giá trình độ công nghệ cho 6 doanh nghiệp và 3 đơn vị sở, ngành tỉnh. Ngoài ra, đơn vị còn hỗ trợ 1 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ASC và GlobalGAP trong nuôi trồng thủy sản với số tiền 120 triệu đồng.

30/07/2014
Quảng Ninh Trồng Ngô Cao Sản Trên Vùng Đất Cằn Quảng Ninh Trồng Ngô Cao Sản Trên Vùng Đất Cằn

Để nâng cao năng suất cây trồng, chuyển đổi phần diện tích đất trồng lúa, màu kém hiệu quả của bà con, vụ xuân năm nay, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã triển khai mô hình chuyển đổi trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng các giống ngô lai đơn NK4300 và NK6654 với quy mô 10ha tại 3 thôn: Pắc Chi, Pặc Pùng và Bản Ngày (xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu) với sự tham gia của 50 hộ nông dân.

30/07/2014
Tiềm Năng Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Long Định 1 Trên Đất Thanh Hóa Tiềm Năng Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Long Định 1 Trên Đất Thanh Hóa

Giống cây ăn quả này được đưa về trồng thử nghiệm tại tỉnh ta từ năm 2010 với 9 hội viên. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 400 hộ gia đình trồng thanh long RĐLĐ1 với tổng diện tích 72,4 ha, 79.632 trụ, trong đó có 42 hộ trồng quy mô hơn 500 trụ trở lên. Các địa phương trồng thanh long RĐLĐ1 quy mô tập trung như: Thạch Thành, Hà Trung, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn.

30/07/2014