Vị Chát Hạt Muối Quỳnh Lưu

Thương hiệu muối Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ lâu đã được nhiều nơi biết đến. Thế nhưng, đời sống của diêm dân nơi đây vẫn đang gặp muôn vàn khó khăn...
Khu vực Bắc Trung bộ đang phải đối mặt với hạn hán cục bộ kéo dài, mưa ít, nắng nhiều gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất rau màu.
Thế nhưng, đây lại là điều kiện thuận lợi nhất để làm muối. Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiệt độ tăng cao, luôn duy trì ở mức 38-39 độ, thậm chí có ngày tăng đến 41 độ, nhờ đó mà sản lượng muối làm ra nhiều hơn, chất lượng cũng đảm bảo hơn.
Ông Trần Ngọc Bình, Phó chủ tịch xã Quỳnh Thuận cho biết: “Địa phương có tổng cộng 890 hộ sản xuất muối, thời tiết lúc này khá thuận lợi nên năng suất tương đối ổn định, sản lượng những tháng đầu mùa ước đạt 4000 tấn (gần bằng 1/3 kế hoạch của cả năm). Với giá cả hiện tại thì người nông dân đang có lãi”.
Được biết, giá muối thương lái thu mua ngay tại đồng đang dao động từ 1.700 – 1.800 đ/kg, dù thấp hơn cùng kì năm ngoái (2013 là 2.000 đ/kg) nhưng nhờ năng suất, sản lượng cao nên chấp nhận được. Có những khẩu làm được gần 1 tạ muối/ ngày, trừ mọi chi phí cũng lãi gần 200.000 đ.
Tuy nhiên, việc tìm đầu ra ổn định cho hạt muối Quỳnh Lưu hiện vẫn là điều khó nhất. Bởi có những DN vốn lâu nay gắn bó mật thiết, cam kết bao tiêu hạt muối cho diêm dân như CTy Muối Nghệ An, từ năm 2012 đã chấm dứt cam kết, chuyển sang tiêu thụ muối công nghiệp ở miền Nam. Không còn cách nào khác, diêm dân đành phải tự liên hệ tìm đối tác tiêu thụ, nên rất bấp bênh.
Bà Hồ Thị Hương (60 tuổi, trú tại xóm 8, Quỳnh Thuận) bùi ngùi cho biết: “Chẳng có cái nghề nào cực như nghề làm muối cả chú ạ! Trời nóng bức, ai cũng trốn trong nhà thì chúng tôi phải ra đồng từ giữa trưa. Nhiều hôm đang ngồi nghỉ ngơi thì trời đổ mưa, thành thử công sức ngày hôm đó trôi xuống sông xuống biển hết. Làm ra được hạt muối tốn bao nhiều mồ hôi, nước mắt nhưng lợi nhuận thì chảy hết vào túi lái buôn, diêm dân chỉ thu về bạc lẻ”.
Vợ chồng bà Hương được chia khoảng 300 m2 làm muối, riêng tiền đầu tư ban đầu đã ngốn khoảng 4 triệu đồng, mà thời gian sản xuất chính chỉ kéo dài chưa đến 5 tháng (từ tháng 2 đến tháng 6 AL), nhẩm đi tính lại thì chỉ đủ ăn qua ngày. Chẳng thế mà ông bà phải vận động 2 người con đi làm kinh tế phương xa, bởi cứ bám trụ với nghề muối thì chẳng thể nào ngước mặt lên nổi.
Năm 2014, xã An Hòa phấn đấu đạt 19.000 tấn muối sạch để cung ứng ra thị trường, với diễn biến thời tiết như thế này đó không phải là nhiệm vụ quá xa vời. Trước mắt, chính quyền địa phương đang tích cực vận động bà con làm muối sạch, giữ vững thương hiệu "Muối Quỳnh Lưu", dù diêm dân không mấy thiết tha với nghề này.
Có thể bạn quan tâm

Sáng sớm mùng 4 Tết, chúng tôi xuôi về cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) và cảng cá Cửa Nhượng (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), trên cửa biển hàng chục tàu thuyền các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa máy nổ ầm ầm đang tiến vào cập bến cảng, trên khoang tàu chất đầy ắp các loại cá ve, cá chim giang, cá đù, cá lẹp, cá cơm, cá bục bịch, cá hố, cá ngạnh, cá trích, cá cam, tép biển, và các loại ốc, ghẹ, sò lông…

Không chỉ có gà trống, mà trứng gia cầm hiện cũng được các tiểu thương đẩy lên gần 1 ngàn đồng/quả so với ngày thường. Tuy nhiên, giá trứng tại các siêu thị chỉ ở mức tăng nhẹ từ 2-4 ngàn đồng/chục nhờ chương trình bình ổn giá dịp tết. Cụ thể, giá trứng gà được bán ở chợ từ 2-2.5 ngàn đồng/quả, trứng vịt từ 3-3.5 ngàn đồng/quả nhưng vẫn hút khách.

Về nơi đây, đi đến đâu cũng thấy nhà nhà đóng chuồng nuôi dê, hộ nuôi ít nhất 5 - 10 con, có hộ nuôi nhiều lên đến hàng trăm con. Nơi đây nổi danh là vùng nuôi dê lâu đời, tận dụng các thế mạnh tự nhiên của địa phương như vùng cỏ rộng, khí hậu thích hợp cho sự phát triển của đàn dê.

Tổng đàn heo thời gian qua tăng cao là vì giá heo hơn hai năm qua liên tục ở mức cao nên nhiều trang trại doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng tổng đàn. Hiện mỗi ngày người chăn nuôi Đồng Nai cung cấp cho thị trường gần 7 ngàn con heo thịt tương đương với 700 tấn thịt heo. Trong đó, khoảng 60-70% lượng heo thịt của Đồng Nai cung ứng cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Chỉ tính riêng tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có đàn dê đến trên 20.000 con, tập trung ở các xã ven biển. Các huyện Gò Công Tây, Châu Thành, Chợ Gạo, Tân Phú Đông cũng có đàn dê hàng nghìn con. Đa số nông dân chọn nuôi giống Dê cỏ, dê Hà Lan và dê Bo. Ở thời điểm này giá dê thịt từ 90.000 -100.000 đ/kg; tăng 10% so với năm ngoái.