VFA muốn thêm giống Japonica vào thương hiệu gạo Việt

Tuy nhiên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) mới đây đề xuất nên tính toán, đưa thêm giống lúa Nhật Japonica vào danh mục giống lúa chọn làm thương hiệu.
Trao đổi về vấn đề này, ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký VFA, cho biết có hai lý do để đề xuất đưa giống lúa Nhật Japonica vào danh mục chọn xây dựng thương hiệu:
Đó là giống này có nhu cầu thị trường, và điều kiện ở Việt Nam thích hợp để sản xuất.
“Vụ đông xuân vừa rồi, nghe nói Kiên Giang và An Giang, mỗi nơi sản suất 5.000 héc ta lúa Japonica và được tiêu thụ rất là tốt, tức là chúng ta có khả năng sản xuất với điều kiện của chúng ta.
Do đó, tôi đề nghị đưa giống Japonica vào danh mục để phát triển thương hiệu gạo trong thời gian tới,” ông Huệ đề xuất.
Ngoài ra, ông Huệ cho biết, vừa qua ông cùng đoàn công tác của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có một chuyến đi khảo sát thị trường Trung Quốc mà cụ thể là ở tỉnh Vân Nam, nơi có nhu cầu rất cao về loại gạo Japonica.
Theo ông Huệ, mỗi năm trung tâm gạo của Vân Nam mua đến 1,4 triệu tấn.
“Toàn bộ là gạo Japonica, tôi không hiểu họ có cố tình không muốn cho mình xem gạo hạt dài hay không? Nhưng, ở đây họ xác định tiêu thụ gạo hạt tròn Japonica là 70%, 30% là hạt dài và họ đã chở chúng tôi đến xem một chợ gạo như vậy,” ông Huệ nói.
Ông Huệ nhận định, với dung lượng thị trường lớn như vậy, rõ ràng nhu cầu đối với giống lúa Nhật Japonica sắp tới cũng sẽ rất lớn, chưa kể đến nhu cầu của một số nước khác.
“Bây giờ với TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), Nhật sẽ mở cửa thị trường gạo và thực tế thời gian qua, doanh nghiệp Nhật đã vào hợp tác sản xuất loại gạo này ở Việt Nam rồi,” ông cho biết
Theo đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam, mục tiêu đến năm 2020 đạt 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu Việt Nam và đến năm 2030 đạt 50%, trong đó có 30% tổng lượng gạo xuất khẩu thuộc nhóm gạo thơm và đặc sản.
Có thể bạn quan tâm

Theo tin từ Sở Công Thương, trong 4 tháng đầu năm 2013, thanh long Bình Thuận xuất khẩu chính ngạch đạt 7.451 tấn, trị giá 5,27 triệu USD. Thanh long đã xuất vào 8 thị trường, chủ yếu là châu Á, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường chính với kim ngạch đạt 2,64 triệu USD, chiếm tỷ trọng 53,6%, kế tiếp là Indonesia 1,33 triệu USD, Thái Lan 0,42 triệu USD.

Từ ngày 17 - 21/5, Công ty TNHH Nông lâm sản Nam Việt, TP Hồ Chí Minh (gọi tắt Công ty Nam Việt) đã tổ chức thu mua 20 tấn xoài cát của 50 xã viên HTXNN 2 Cát Hanh (Phù Cát - Bình Định) tham gia liên minh sản xuất (LMSX) và tiêu thụ xoài cát - Phù Cát bền vững.

Tại một buổi đấu giá diễn ra ở Chợ bán buôn Trung tâm Sapporo thuộc phía Bắc Hokkaido (Nhật Bản) vào hôm 24-5, cặp dưa vàng Yubari đã được bán với giá 1,6 triệu yên (hơn 331 triệu đồng Việt Nam). Đây là mức giá cao thứ ba từng được trả cho giống dưa vàng danh tiếng

Trước đây, đời sống của gia đình anh Trần Văn Lợi, ở làng Hiệp Hà, thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh - Bình Định) rất khó khăn. Năm 2003, anh vay vốn mua 5 con dê, trị giá 10 triệu đồng về nuôi thử, một năm sau 4 con dê cái đẻ 16 dê con (một năm dê đẻ hai lứa, mỗi lứa hai con).

Lão ngư Phạm Đáng, chủ tàu cá PY 92447 ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cho biết, chuyến biển mới đây, tàu của ông nằm ngoài khơi đến cả tháng trời, câu được có vài con cá, bán được hơn 22 triệu đồng, tính ra lỗ đến hơn 150 triệu đồng. Tương tự như ông Đáng, sợ thua lỗ, nhiều ngư dân ở tỉnh Phú Yên chấp nhận nằm bờ.