VFA muốn thêm giống Japonica vào thương hiệu gạo Việt

Tuy nhiên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) mới đây đề xuất nên tính toán, đưa thêm giống lúa Nhật Japonica vào danh mục giống lúa chọn làm thương hiệu.
Trao đổi về vấn đề này, ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký VFA, cho biết có hai lý do để đề xuất đưa giống lúa Nhật Japonica vào danh mục chọn xây dựng thương hiệu:
Đó là giống này có nhu cầu thị trường, và điều kiện ở Việt Nam thích hợp để sản xuất.
“Vụ đông xuân vừa rồi, nghe nói Kiên Giang và An Giang, mỗi nơi sản suất 5.000 héc ta lúa Japonica và được tiêu thụ rất là tốt, tức là chúng ta có khả năng sản xuất với điều kiện của chúng ta.
Do đó, tôi đề nghị đưa giống Japonica vào danh mục để phát triển thương hiệu gạo trong thời gian tới,” ông Huệ đề xuất.
Ngoài ra, ông Huệ cho biết, vừa qua ông cùng đoàn công tác của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có một chuyến đi khảo sát thị trường Trung Quốc mà cụ thể là ở tỉnh Vân Nam, nơi có nhu cầu rất cao về loại gạo Japonica.
Theo ông Huệ, mỗi năm trung tâm gạo của Vân Nam mua đến 1,4 triệu tấn.
“Toàn bộ là gạo Japonica, tôi không hiểu họ có cố tình không muốn cho mình xem gạo hạt dài hay không? Nhưng, ở đây họ xác định tiêu thụ gạo hạt tròn Japonica là 70%, 30% là hạt dài và họ đã chở chúng tôi đến xem một chợ gạo như vậy,” ông Huệ nói.
Ông Huệ nhận định, với dung lượng thị trường lớn như vậy, rõ ràng nhu cầu đối với giống lúa Nhật Japonica sắp tới cũng sẽ rất lớn, chưa kể đến nhu cầu của một số nước khác.
“Bây giờ với TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), Nhật sẽ mở cửa thị trường gạo và thực tế thời gian qua, doanh nghiệp Nhật đã vào hợp tác sản xuất loại gạo này ở Việt Nam rồi,” ông cho biết
Theo đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam, mục tiêu đến năm 2020 đạt 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu Việt Nam và đến năm 2030 đạt 50%, trong đó có 30% tổng lượng gạo xuất khẩu thuộc nhóm gạo thơm và đặc sản.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 13.8, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản số 174/TB-UBND thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng tại cuộc họp giải quyết vướng mắc trong việc giao đất cho Công ty cổ phần Thủy sản Việt - Úc.

Tiền Giang hiện có 83.083,37ha diện tích canh tác lúa. Năng suất lúa bình quân là 5,933 tấn/ha. Tình trạng độc canh cây lúa sản xuất liên tục 3 vụ/năm trong nhiều năm qua ở những vùng trọng điểm sản xuất lương thực đã trở thành tập quán của nông dân, nếu không có biện pháp quản lý thì khả năng tầng canh tác ngày một cạn kiệt dưỡng chất, sinh ra nhiều độc chất, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng về sau.

Ngày 16-8, tại TP Nha Trang, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội thảo phát triển tôm hùm bền vững tại các tỉnh miền Trung. Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, nếu không có một chương trình tổng thể cho nghề tôm hùm, nghề này sẽ mất dần vị thế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng chục ngàn hộ dân.

Quảng Ngãi sở hữu đội tàu đánh bắt cá hùng hậu vào loại nhất miền Trung. Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt hải sản luôn đi kèm với những rủi ro, tai nạn thường trực. Việc Nghị định 67 của Chính phủ triển khai có nhiều ưu đãi khi tham gia bảo hiểm cho tàu đánh bắt trên biển đã tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân an tâm bám biển, giữ vững ngư trường truyền thống. Nhiều lợi ích hướng đến ngư dân

Trong những năm gần đây, bệnh đốm trắng gây nên hiện tượng tôm chết hàng loạt tại các vùng nuôi ở nhiều địa phương, trong đó có Cà Mau. Trên địa bàn tỉnh, trong tháng 7 vừa qua bệnh cũng xuất hiện rãi rác và tăng hơn so với tháng trước. Trước tình hình đó, ngành chuyên môn đưa ra khuyến cáo phòng bệnh đốm trắng trên tôm nuôi.