Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Về thông tin nhập 68 tấn chất cấm trong chăn nuôi dề nghị Bộ Y tế kiểm soát chặt hơn

Về thông tin nhập 68 tấn chất cấm trong chăn nuôi dề nghị Bộ Y tế kiểm soát chặt hơn
Ngày đăng: 28/10/2015

Ông Nguyễn Xuân Dương  – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) 

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Dương (ảnh) – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết:

“Thông tin cho nhập khẩu tới 68 tấn chất cấm trong chăn nuôi mà vừa qua Bộ NNPTNT có đề cập đến tại hội nghị trực tuyến Hội nghị triển khai đợt cao điểm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ngày 19.10 là dựa trên thông tin do Cục Cảnh sát môi trường (C49, Bộ Công an) cung cấp.

Tại hội nghị, Bộ Y tế có đại diện là Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong, và bên Bộ Y tế đều không có ý kiến gì về số liệu này.

Trong khi đó, một đại diện của C49 (đề nghị giấu tên) cho biết, trong một hội nghị trước đó cũng về an toàn thực phẩm, chính ông đã đưa ra số liệu Bộ Y tế cấp phép cho nhập 68 tấn chất cấm:

“Tuy nhiên, 68 tấn đó không phải là nhập khẩu trong 9 tháng năm 2015, mà là số liệu Bộ Y tế đã từng cấp phép cho nhập ở thời điểm cao nhất từ 2012 đến nay.

Còn cấp phép rồi nhưng doanh nghiệp có nhập hay không lại là số liệu khác, nhưng từ 2012 đến nay ngành y tế cũng chưa cập nhật thông tin cho C49.

Có thể từ thông tin báo chí đưa lên trong hội nghị đó đã dẫn tới số liệu đưa ra tại hội nghị ngày 19.10 của Bộ NNPTNT thành nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm là 68 tấn”.

Cũng theo đại diện C49, dù là cấp phép cho doanh nghiệp nhập 68 tấn trong nhiều năm qua thì cũng là số lượng rất lớn và thực tế tình trạng các chất cấm trong chăn nuôi như Sabutamol, Clenbuterol hiện vẫn được Bộ Y tế cấp phép cho nhập rất nhiều dẫn tới khó khăn trong công tác quản lý.

Có thể doanh nghiệp nhập về mà không sản xuất thuốc, đem bán ra ngoài...

Do đó, C49 đã đề nghị Bộ Y tế cần kiểm soát chặt hơn vấn đề cấp phép cho nhập khẩu và vấn đề sử dụng các chất cấm này của các doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Khép lại mùa Vải thiều thắng lớn nhất trong hơn 60 năm qua Khép lại mùa Vải thiều thắng lớn nhất trong hơn 60 năm qua

Đến ngày 10/7, cơ bản, lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đã được tiêu thụ hết. Người dân ở “thủ phủ vải thiều” Lục Ngạn hân hoan vì được mùa, giá cao nhất trong hơn 60 năm qua. Kỳ vọng vụ tới, vải thiều sẽ có được chỗ đứng vững chắc cả thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.

13/07/2015
Bắc Quang nhiều diện tích lúa Mùa bị hạn Bắc Quang nhiều diện tích lúa Mùa bị hạn

Huyện Bắc Quang do chịu ảnh hưởng thời tiết nắng nóng kéo dài trên diện rộng, lượng nước tại khu vực đầu nguồn của các công trình thủy lợi ít. Do đó, việc lấy nước phục vụ sản xuất, nhất là khu vực cuối kênh và xa nguồn nước gặp nhiều khó khăn, nhiều diện tích phải trông chờ trời mưa đã làm ảnh hưởng tới tiến độ gieo trồng các cây trồng vụ Mùa trên địa bàn.

13/07/2015
Trồng cây che bóng giúp cây chè sinh trưởng tốt Trồng cây che bóng giúp cây chè sinh trưởng tốt

Thời gian qua, do những diễn biến thất thường của thời tiết, có những thời điểm nhiệt độ thường xuyên lên đến 38-40oC, kéo dài nhiều ngày đã ảnh hưởng không nhỏ đến không chỉ đời sống của con người mà còn có những tác động bất lợi đến sinh trưởng của cây trồng, trong đó cây chè là một trong những loại cây trồng bị tác động khá lớn. Ông Lê Toàn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ cho biết: Từ nhiệt độ 35oC trở lên, cây chè sẽ ngừng sinh trưởng.

13/07/2015
Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long

Chiều 10/7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Lê Quốc Doanh và đoàn công tác đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp & PTNT về triển khai công tác phòng, chống bệnh đốm nâu trên thanh long. Tham dự cuộc họp có một số sở, ban ngành; ban chỉ đạo phát triển cây thanh long bền vững các địa phương và một số nông dân trồng thanh long.

13/07/2015
Thay đổi tư duy về phát triển ngành chăn nuôi Thay đổi tư duy về phát triển ngành chăn nuôi

Cần đặt ngành Chăn nuôi của Việt Nam vào “bản đồ” chăn nuôi thế giới để thay đổi cách tiếp cận trong việc phát triển ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có cạnh tranh cao về chất lượng, giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu.

13/07/2015