Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Về thông tin nhập 68 tấn chất cấm trong chăn nuôi dề nghị Bộ Y tế kiểm soát chặt hơn

Về thông tin nhập 68 tấn chất cấm trong chăn nuôi dề nghị Bộ Y tế kiểm soát chặt hơn
Ngày đăng: 28/10/2015

Ông Nguyễn Xuân Dương  – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) 

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Dương (ảnh) – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết:

“Thông tin cho nhập khẩu tới 68 tấn chất cấm trong chăn nuôi mà vừa qua Bộ NNPTNT có đề cập đến tại hội nghị trực tuyến Hội nghị triển khai đợt cao điểm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ngày 19.10 là dựa trên thông tin do Cục Cảnh sát môi trường (C49, Bộ Công an) cung cấp.

Tại hội nghị, Bộ Y tế có đại diện là Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong, và bên Bộ Y tế đều không có ý kiến gì về số liệu này.

Trong khi đó, một đại diện của C49 (đề nghị giấu tên) cho biết, trong một hội nghị trước đó cũng về an toàn thực phẩm, chính ông đã đưa ra số liệu Bộ Y tế cấp phép cho nhập 68 tấn chất cấm:

“Tuy nhiên, 68 tấn đó không phải là nhập khẩu trong 9 tháng năm 2015, mà là số liệu Bộ Y tế đã từng cấp phép cho nhập ở thời điểm cao nhất từ 2012 đến nay.

Còn cấp phép rồi nhưng doanh nghiệp có nhập hay không lại là số liệu khác, nhưng từ 2012 đến nay ngành y tế cũng chưa cập nhật thông tin cho C49.

Có thể từ thông tin báo chí đưa lên trong hội nghị đó đã dẫn tới số liệu đưa ra tại hội nghị ngày 19.10 của Bộ NNPTNT thành nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm là 68 tấn”.

Cũng theo đại diện C49, dù là cấp phép cho doanh nghiệp nhập 68 tấn trong nhiều năm qua thì cũng là số lượng rất lớn và thực tế tình trạng các chất cấm trong chăn nuôi như Sabutamol, Clenbuterol hiện vẫn được Bộ Y tế cấp phép cho nhập rất nhiều dẫn tới khó khăn trong công tác quản lý.

Có thể doanh nghiệp nhập về mà không sản xuất thuốc, đem bán ra ngoài...

Do đó, C49 đã đề nghị Bộ Y tế cần kiểm soát chặt hơn vấn đề cấp phép cho nhập khẩu và vấn đề sử dụng các chất cấm này của các doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng xuất khẩu cá rô phi Triển vọng xuất khẩu cá rô phi

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá rô phi.

05/10/2015
Rau trái - bất an và bất thường Rau trái - bất an và bất thường

“Bây giờ dịch bệnh dữ lắm nên 3 ngày là tôi pha trộn 3-4 thứ thuốc để phun một lần, và sau mỗi lần phun là tôi đổi thuốc mới để tránh bị “lờn”… thuốc” - anh Lê Văn Kề (ấp Long Bình, Long Kiến, Chợ Mới, An Giang) khiến chúng tôi chết lặng khi cho biết quy trình thu hoạch ớt là 4 ngày/lần.

05/10/2015
Trái cây Việt khó xuất ngoại vì cước phí cao Trái cây Việt khó xuất ngoại vì cước phí cao

Nhiều nước mở cửa thị trường cho trái cây tươi của Việt Nam nhưng xuất khẩu vẫn khó do cước vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tới 50% giá thành, khó cạnh tranh với trái cây của các nước.

05/10/2015
Nuôi tôm ngoài quy hoạch Nuôi tôm ngoài quy hoạch

Nuôi tôm thâm canh (còn gọi nuôi công nghiệp) đang phát triển mạnh tại Cà Mau. Trước lợi nhuận mô hình có thể mang lại, nhiều hộ tự ý xé rào nuôi tôm ngoài quy hoạch dẫn đến nhiều hệ lụy.

05/10/2015
Gạo nghi nhựa ở TPHCM là gạo thật Gạo nghi nhựa ở TPHCM là gạo thật

Như chúng tôi đã đưa tin, sau khi có thông tin phản ánh về việc một hộ dân ở TPHCM mua gạo về nấu cơm phát hiện có một số hiện tượng bất thường như cơm hạt chín hạt sống, cứng như nhựa, cho vào chảo rang thì hạt gạo cháy đen, bốc mùi khét... nên nghi là gạo nhựa.

05/10/2015