Về thông tin nhập 68 tấn chất cấm trong chăn nuôi dề nghị Bộ Y tế kiểm soát chặt hơn

Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT)
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Dương (ảnh) – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết:
“Thông tin cho nhập khẩu tới 68 tấn chất cấm trong chăn nuôi mà vừa qua Bộ NNPTNT có đề cập đến tại hội nghị trực tuyến Hội nghị triển khai đợt cao điểm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ngày 19.10 là dựa trên thông tin do Cục Cảnh sát môi trường (C49, Bộ Công an) cung cấp.
Tại hội nghị, Bộ Y tế có đại diện là Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong, và bên Bộ Y tế đều không có ý kiến gì về số liệu này.
Trong khi đó, một đại diện của C49 (đề nghị giấu tên) cho biết, trong một hội nghị trước đó cũng về an toàn thực phẩm, chính ông đã đưa ra số liệu Bộ Y tế cấp phép cho nhập 68 tấn chất cấm:
“Tuy nhiên, 68 tấn đó không phải là nhập khẩu trong 9 tháng năm 2015, mà là số liệu Bộ Y tế đã từng cấp phép cho nhập ở thời điểm cao nhất từ 2012 đến nay.
Còn cấp phép rồi nhưng doanh nghiệp có nhập hay không lại là số liệu khác, nhưng từ 2012 đến nay ngành y tế cũng chưa cập nhật thông tin cho C49.
Có thể từ thông tin báo chí đưa lên trong hội nghị đó đã dẫn tới số liệu đưa ra tại hội nghị ngày 19.10 của Bộ NNPTNT thành nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm là 68 tấn”.
Cũng theo đại diện C49, dù là cấp phép cho doanh nghiệp nhập 68 tấn trong nhiều năm qua thì cũng là số lượng rất lớn và thực tế tình trạng các chất cấm trong chăn nuôi như Sabutamol, Clenbuterol hiện vẫn được Bộ Y tế cấp phép cho nhập rất nhiều dẫn tới khó khăn trong công tác quản lý.
Có thể doanh nghiệp nhập về mà không sản xuất thuốc, đem bán ra ngoài...
Do đó, C49 đã đề nghị Bộ Y tế cần kiểm soát chặt hơn vấn đề cấp phép cho nhập khẩu và vấn đề sử dụng các chất cấm này của các doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Tại các vùng trồng nhiều như Chí Linh, Thanh Hà, Tứ Kỳ (Hải Dương)... các tiểu thương mua nhãn quả với giá 15-20 nghìn đồng/kg (tùy loại), cao gấp đôi so với năm ngoái.

Ngày 23.7, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định công bố dịch cúm A/H5N1 trên chim cút tại hai xã Phú Kiết và Hòa Tịnh thuộc huyện Chợ Gạo.

Năm 2012, chú Phan Văn Có, ngụ ấp 2 (Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang) được tham quan thực tế các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt tại thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức.

“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?

Tình trạng phá giá lẫn nhau,chất lượng sản phẩm của một số doanh nghiệp không đồng nhất ở lĩnh vực xuất khẩu cá tra trong hơn 10 năm qua đã dẫn đến hệ lụy khôn lường. Nhiều hộ nuôi cá treo ao, doanh nghiệp chế biến thua lỗ hoặc sản xuất cầm chừng.