Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Về Thăm Vương Quốc Cà Chua

Về Thăm Vương Quốc Cà Chua
Ngày đăng: 10/03/2011

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng tập quán trồng cà chua lâu đời, những năm trở lại đây, người dân Hải Hậu (Nam Định) đã coi cà chua là cây trồng mũi nhọn. Nhờ những cánh đồng cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/ha/năm, Hải Hậu đã trở thành địa phương có sản lượng cà chua đứng đầu cả nước.

Trồng cà chua lãi gấp 10 lần trồng lúa

Hiện diện tích cà chua toàn huyện Hải Hậu lên tới 500ha. Ông Đỗ Văn Trình, người trồng cà chua lâu năm ở xóm 14, xã Hải Quang cho biết: “Vài năm trở lại đây, cà chua cho lãi cao. Với giá bán cao nhất từ 3.000 – 4.500 đồng/kg; tính ra 1 sào (360m2) cho thu nhập 5 triệu đồng, chưa kể những ngày giáp Tết được giá, có nhà thu hơn 10 triệu đồng/sào”. Cũng theo ông Trình, chưa khi nào cây cà chua lại trĩu quả, giá cao như vài năm gần đây, chất lượng quả cũng luôn đảm bảo.

Sở dĩ có thành công này là nhờ bà con đã lựa chọn được những loại giống tốt. Những giống cà chua đang được ưa chuộng tại đây là Savior của Công ty Syngenta, hoặc K002 của Công ty Bioseed Thăng Long... Đây là hai giống có khả năng chịu nhiệt cao, trồng được nhiều vụ trong năm, đặc biệt nếu trồng trái vụ, hiệu quả kinh tế cũng rất khả quan. Chất lượng quả đồng đều, màu sắc chín đỏ, ít hao hụt khi vận chuyển. Hai giống này còn có khả năng kháng bệnh vàng xoắn lá vi - rút cực mạnh.

Từ những hiệu quả trên mà hiện nay rất nhiều xã tại Hải Hậu đã đưa cà chua vào cơ cấu cây trồng chính. Tại Hải Tây, sản xuất vụ đông trên đất hai lúa đã đi vào tiềm thức của nông dân. Ðiều cuốn hút mọi người chính là nguồn thu lớn từ cà chua.

Nâng chất lượng và giá trị

Hiện nay, ngành nông nghiệp Nam Định đã tập trung chỉ đạo phát triển vụ đông theo hướng chất lượng và giá trị, với cơ cấu chủ yếu là các loại cây hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao. Diện tích các cây vụ đông của Nam Ðịnh trong những năm gần đây đạt khoảng 6.500ha, chiếm 35% tổng diện tích đất canh tác.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Quý Bình, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Hậu cho biết: “Chúng tôi khuyến khích bà con đưa các cây trồng cho lợi nhuận cao vào sản xuất, đặc biệt cà chua và dưa chuột bao tử cho thu nhập ổn định từ 30 - 50 triệu đồng/ha”.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, trên cơ sở hai vụ lúa ăn chắc, nếu tập trung phát triển cây vụ đông sẽ đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân. Vì vậy, tỉnh đã phát triển diện tích cà chua đông thành vùng nguyên liệu hàng hóa với diện tích hằng năm lên tới 1.000ha, cung cấp cho nhiều nhà máy, công ty lớn và hệ thống siêu thị bán lẻ trong cả nước.

Theo tính toán, năng suất trung bình của cà chua đông trên đồng đất Nam Ðịnh đạt 40 tấn/ha, tổng giá trị thu nhập là 80 triệu đồng/ha, trong khi chi phí khoảng 22 triệu đồng. Ngoài cà chua đông, cây bí xanh đá trong những năm gần đây cũng lên ngôi. Chi phí sản xuất thấp (tiền giống và vật tư từ 8 - 10 triệu đồng/ha), trong khi tổng giá trị thu nhập luôn đạt ngưỡng 80 - 100 triệu đồng/ha/năm.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Nam Định cũng đang đầu tư phát triển mạnh nhóm cây rau, quả truyền thống để tiêu thụ trong nước với diện tích khoảng 5.000ha, gồm các cây chủ lực như khoai tây (diện tích từ 3.500 - 4.000 ha), bí xanh (1.200 - 1.300 ha). Lợi nhuận từ sản xuất hai loại cây trồng chính này rất cao, bí xanh đạt 30 - 40 triệu đồng/ha, khoai tây 20 - 30 triệu đồng/ha.


Có thể bạn quan tâm

Ngành chăn nuôi gặp khó do giá TĂCN cao Ngành chăn nuôi gặp khó do giá TĂCN cao

Ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về cạnh tranh bởi một trong những lý do cơ bản là chúng ta vẫn chưa thể chủ động được thức ăn chăn nuôi và giá thức ăn còn quá cao.

11/09/2015
20 năm, tiếng nói từ vùng tôm - lúa 20 năm, tiếng nói từ vùng tôm - lúa

20 năm là khoảng thời gian quá dài để có thể đánh giá những được - mất mà mô hình tôm – lúa mang lại. Những cách làm hay, những kinh nghiệm qua các lần thất bại, cùng những đề xuất, kiến nghị của những người trong cuộc sẽ là bài học bổ ích cho việc tái cơ cấu sản xuất vùng tôm – lúa ở Sóc Trăng được hiệu quả và bền vững hơn.

11/09/2015
Gỡ chính sách ngành chăn nuôi đứng trên sân nhà Gỡ chính sách ngành chăn nuôi đứng trên sân nhà

Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam các tác động vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi do TS Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) trình bày tại Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam số 4 ngày 8-9 tại Hà Nội cho thấy, ngành chăn nuôi trong nước có xu hướng bị thu hẹp sản xuất khi đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước TPP, đặc biệt là đối với ngành thịt.

11/09/2015
Hà Nội đầu tư gần 600 tỷ đồng vào nông nghiệp công nghệ cao Hà Nội đầu tư gần 600 tỷ đồng vào nông nghiệp công nghệ cao

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp với tỷ lệ 1/500.

11/09/2015
Tiếp sức cho nông dân làm giàu Tiếp sức cho nông dân làm giàu

Không chỉ trang bị kiến thức, tư vấn làm ăn cho bà con nông dân (ND) Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND Hà Tĩnh còn làm đầu mối “tiếp sức” cho bà con ND sau học nghề được tiếp cận vốn ưu đãi, ký kết hợp đồng cung ứng giống, phân bón thức ăn và bao tiêu sản phẩm.

11/09/2015