Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vệ Sinh, Tiêu Độc, Khử Trùng, Bảo Vệ An Toàn Cho Đàn Vật Nuôi

Vệ Sinh, Tiêu Độc, Khử Trùng, Bảo Vệ An Toàn Cho Đàn Vật Nuôi
Ngày đăng: 22/09/2014

Những ngày này công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Đây là một biện pháp hữu hiệu tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, ngăn chặn sự phát sinh, bùng phát và lây lan dịch bệnh trên đàn GSGC; góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, bảo vệ chăn nuôi.

Hiện tỉnh ta có hơn 34 nghìn con trâu, bò, 761 nghìn con lợn và trên 6,4 triệu con gia cầm. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh, bảo vệ sản xuất, bảo vệ sức khỏe nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, tỉnh đã phát động “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, phòng, chống dịch bệnh GSGC đợt 2 năm 2014” trên toàn tỉnh từ ngày 1 đến 30-9-2014.

Sở NN và PTNT đã phối hợp với các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền để toàn thể nhân dân thấy được tính chất đặc biệt nguy hiểm của dịch bệnh GSGC, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng”. Huy động các nguồn lực của địa phương để hỗ trợ các xã, phường, thị trấn và hộ chăn nuôi tổ chức thực hiện.

Chi cục Thú y tăng cường cán bộ bám sát địa bàn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật tiêu độc, khử trùng để bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người và động vật. Ngày 9-9-2014, chúng tôi cùng đoàn công tác của Chi cục Thú y xuống xã Trực Đạo (Trực Ninh).

Đồng chí Vũ Quốc Hội, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: trên địa bàn xã có khoảng 3.000 con lợn và 18 nghìn con gia cầm của gần 1.000 hộ tham gia chăn nuôi. Thực hiện kế hoạch chỉ đạo về “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng”, từ ngày 4-9-2014, xã đã phát động bà con nhân dân tập trung quét dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh, phát quang cây cỏ xung quanh các khu vực chăn nuôi, khu vực giết mổ GSGC…

Được UBND huyện hỗ trợ 19 lít thuốc sát trùng, cùng với lượng thuốc dự trữ của địa phương, xã đã cấp cho 22 xóm và các chủ trang trại để thực hiện phun tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, đường làng, ngõ xóm, các khu vực công cộng…

UBND xã thành lập tổ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tiến hành quét dọn, thu gom phân, rác thải để tiêu hủy; phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán GSGC và các vật dụng liên quan cuối mỗi buổi chợ ở chợ Giá và chợ Sở. Bên cạnh đó, xã tích cực tuyên truyền, phát động nhân dân chủ động mua thuốc sát trùng, vôi bột để thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi của gia đình.

Nhờ thực hiện triệt để các biện pháp trong phòng, chống dịch bệnh nên đàn GSGC trên địa bàn xã tiếp tục phát triển ổn định. Tại các địa phương khác, các hoạt động thực hiện "Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng" cũng được người dân tích cực hưởng ứng, làm sạch chuồng trại chăn nuôi.

Bà Nguyễn Thị Lan, xóm 11, xã Giao Hà (Giao Thủy) cho biết, nhiều năm chăn nuôi bà đã tự tích lũy kinh nghiệm, thời điểm tháng 8, tháng 9 thời tiết ở giai đoạn chuyển mùa, mưa nắng thất thường làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi nên rất dễ phát sinh dịch bệnh. Không để dịch bệnh phát sinh gây hại cho đàn vật nuôi, bà đã tự giác đi mua thuốc khử trùng để phun toàn bộ chuồng trại mỗi tuần 1 lần.

Thực hiện tốt vệ sinh chăn nuôi kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý đã giúp đàn gia cầm của bà Lan từ nhiều năm luôn phát triển tốt, không lây nhiễm dịch bệnh. Cũng như bà Lan, ông Chu Văn Thành, xóm 12, xã Yên Nhân (Ý Yên) chủ gia trại chăn nuôi gà có tiếng luôn coi việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại là phương cách tốt nhất để bảo đảm chăn nuôi an toàn.

Ông Thành chia sẻ, chất thải trong chăn nuôi nếu không được thu gom, chuồng trại chăn nuôi không được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng thường xuyên rất dễ phát sinh mầm bệnh. Chính vì vậy, ông thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi và xung quanh chuồng nuôi, thu gom phân, rác thải, chất độn chuồng để đốt; đồng thời thường xuyên rắc vôi bột ở lối đi và xung quanh chuồng nuôi.

Để bảo đảm việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng có hiệu quả, Sở NN và PTNT khuyến nghị bà con nông dân sử dụng vôi bột, nước vôi đặc hoặc các loại hóa chất sát trùng như Benkocid, Han-iodine, Vinadin, Virkon, Chloramin B…, liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Việc phun hóa chất tiêu độc, khử trùng chỉ thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ rửa sạch sẽ.

“Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng”, phòng, chống dịch cúm gia cầm mới diễn ra được hơn 10 ngày song đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân và các hộ chăn nuôi. Với sự vào cuộc tích cực của đông đảo người dân các địa phương, cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng” bước đầu là một thành công trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ an toàn đàn GSGC và sức khỏe của cả cộng đồng.


Có thể bạn quan tâm

Ổn Định Sản Xuất Cho Người Dân Tái Định Cư Ổn Định Sản Xuất Cho Người Dân Tái Định Cư

Để ổn định cuộc sống cho người dân tái định cư (TĐC) Thủy điện Sơn La trên địa bàn, các cấp, ngành chức năng tỉnh ta không chỉ tạo điều kiện tối ưu về phát triển hạ tầng cơ sở mà còn triển khai nhiều giải pháp tổ chức, hỗ trợ sản xuất cho người dân. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân TĐC đang dần tốt hơn, bà con yên tâm sản xuất...

15/07/2013
Chuyển Dịch Cây Ăn Trái Đúng Hướng Mang Lại Hiệu Quả Cao Chuyển Dịch Cây Ăn Trái Đúng Hướng Mang Lại Hiệu Quả Cao

Chỉ trong vòng 10 năm qua, các xã phía Nam Quốc lộ 1 của huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển nhanh diện tích vườn cây ăn trái với hơn 18.500 ha, sản lượng hàng năm trên 260.000 tấn trái cây.

16/07/2013
Nâng Chất Lượng Mía Nâng Chất Lượng Mía

Vụ mía 2012 - 2013, nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang gặp không ít khó khăn do giá bán thấp. Trong khi, chi phí đầu tư tăng cao nên nông dân ít lợi nhuận. Tuy nhiên, có không ít hộ đã biết cách để nâng cao chất lượng mía, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

17/07/2013
Hàng Tấn Cá Nuôi Chết Trắng Vịnh Mân Quang Hàng Tấn Cá Nuôi Chết Trắng Vịnh Mân Quang

Trong nhiều ngày qua, hàng tấn cá nuôi trong các lồng bè của gần 30 hộ dân tại khu vực vịnh Mân Quang (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bị chết ngửa bụng, phơi trắng một vùng vịnh và bốc mùi hôi thối. Thiệt hại lớn khiến các hộ dân hết sức lo lắng vì số tiền đầu tư lên tới hàng trăm triệu đồng.

18/07/2013
Nuôi Lươn Lót Bạt Nuôi Lươn Lót Bạt

Các xã An Long, Phú Thành A (Tam Nông, Đồng Tháp) có hàng chục hộ nuôi lươn trong hồ lót bạt nilon và hồ xi măng. Mỗi đợt nuôi từ 8 - 12 tháng, xuất bán hàng chục tấn lươn thương phẩm, thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.

19/07/2013