Vệ Sinh Cho Dê Ốm

Xin giới thiệu với bà con cách vệ sinh cho dê ốm.
Khi dê ốm cần điều trị bệnh kịp thời. Cách ly ngay dê ốm khỏi đàn dê khoẻ, tốt nhất nhốt dê ốm ở cũi, chuồng cách biệt. Nếu không nhốt cách ly thì nguy cơ lây lan mầm bệnh sang dê khác rất lớn. Dê ốm không nên chăn thả, vì chúng sẽ lây lan mầm bệnh vào môi trường. Lồng chuồng của dê ốm được sát trùng hàng ngày. Khi tiếp xúc (điều trị, chăm sóc) dê ốm xong, cần rửa và sát trùng trước khi tiếp xúc với dê khoẻ, tốt hơn là nên đeo găng tay trong khi điều trị bệnh.
Nhốt dê mắc bệnh truyền nhiễm thêm ít nhất 2 tuần sau khi khỏi bệnh. Vì sau khi khỏi bệnh, gia súc vẫn có thể thải mầm bệnh và gây nhiễm cho con khác.
Bồi dưỡng sức khoẻ bằng cách cho dê ăn uống đầy đủ hơn và bổ sung thêm khoáng, vitamin.
Khi dê ỉa chảy, nên để nước uống và tảng liếm thường xuyên trong cũi lồng chuồng. Ỉa chảy làm cho cơ thể mất nước, mất dịch thể và khoáng nghiêm trọng. Nếu ỉa chảy nặng và kéo dài (vài ngày) phải cung cấp dung dịch chống mất nước. Nếu không can thiệp, dê sẽ mất nước, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, dê trở nên yếu và có thể bị chết.
Có thể bạn quan tâm

Cách chăm sóc, nuôi dưỡng dê từ sơ sinh đến cai sữa

Bệnh uốn ván ở bê mới sinh hay cừu, dê non là do dụng cụ cắt rốn không được khử trùng hoặc do sử dụng sợi garo buộc không sạch khiến trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua đường rốn gây bệnh.

Khi nuôi dê cần biết, thông thường sau khi sinh dê mẹ sẽ liếm dê con giúp làm ấm dê con, khích thích sự hô hấp và sự tuần hoàn máu ra ngoài da.