Vệ Sinh Cho Dê Ốm

Xin giới thiệu với bà con cách vệ sinh cho dê ốm.
Khi dê ốm cần điều trị bệnh kịp thời. Cách ly ngay dê ốm khỏi đàn dê khoẻ, tốt nhất nhốt dê ốm ở cũi, chuồng cách biệt. Nếu không nhốt cách ly thì nguy cơ lây lan mầm bệnh sang dê khác rất lớn. Dê ốm không nên chăn thả, vì chúng sẽ lây lan mầm bệnh vào môi trường. Lồng chuồng của dê ốm được sát trùng hàng ngày. Khi tiếp xúc (điều trị, chăm sóc) dê ốm xong, cần rửa và sát trùng trước khi tiếp xúc với dê khoẻ, tốt hơn là nên đeo găng tay trong khi điều trị bệnh.
Nhốt dê mắc bệnh truyền nhiễm thêm ít nhất 2 tuần sau khi khỏi bệnh. Vì sau khi khỏi bệnh, gia súc vẫn có thể thải mầm bệnh và gây nhiễm cho con khác.
Bồi dưỡng sức khoẻ bằng cách cho dê ăn uống đầy đủ hơn và bổ sung thêm khoáng, vitamin.
Khi dê ỉa chảy, nên để nước uống và tảng liếm thường xuyên trong cũi lồng chuồng. Ỉa chảy làm cho cơ thể mất nước, mất dịch thể và khoáng nghiêm trọng. Nếu ỉa chảy nặng và kéo dài (vài ngày) phải cung cấp dung dịch chống mất nước. Nếu không can thiệp, dê sẽ mất nước, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, dê trở nên yếu và có thể bị chết.
Có thể bạn quan tâm

Các nhà nghiên cứu tại Tây Ban Nha đã nghiên cứu sự hồi phục của vi khuẩn Mycoplasma agalactiae trong tai của dê bị nhiễm qua tuyến vú.

Ngày 18/9, các nhà khoa học cho biết các loại thuốc sử dụng trong chăn nuôi nhằm tăng trọng lượng cho gia súc, gia cầm và ngăn ngừa dịch bệnh có thể làm xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

Dê là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao, chính nhờ những đặc tính đó mà một số hộ dân trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư và thoát nghèo

Chăn nuôi dê là một trong những hoạt động đã có từ lâu trên địa bàn tỉnh Bến Tre đặc biệt ở các nơi có điều kiện thuận lợi về đất đai, nguồn nước

Một trong những kinh nghiệm nuôi dê của anh Ngót đó là nuôi dê cần phải chọn cho nó điều kiện sống thích hợp