Về quê khởi nghiệp

Sau thời gian hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Bùi Văn Trinh trở về quê. Vốn không nghề, không nghiệp lại không có chút vốn liếng gì trong tay Bùi Văn Trinh quyết định vào Nam làm thuê kiếm sống. Dù cuộc sống ở quê khó khăn nhưng Trinh vẫn không ngờ rằng cuộc sống ở nơi đất khách còn khó khăn, vất vả gấp nhiều lần.
Theo nghề thợ xây mấy năm nhưng thu nhập vẫn chật vật, lúc này anh mới nhận ra để ổn định cuộc sống lâu dài thì không đâu bằng quê hương mình. Với sự quyết tâm và mong muốn thay đổi cuộc sống anh trở về quê lập nghiệp.
Cuộc sống làm thuê mấy năm giúp anh hiểu ra rằng, làm giàu không phải là dễ và nhất là đối với những người không có vốn như anh. Chính bởi suy nghĩ đó Trinh đã bắt đầu cuộc sống bằng nghề sửa xe. Không ngại cực khổ, anh cùng vợ đầu tư chút vốn ít ỏi vào chăn nuôi. Ban đầu là một hai con lợn rồi nhiều hơn. Khi đã có ít vốn trong tay, anh mở thêm chuồng trại để chăn nuôi quy mô lớn hơn. Với bản tính cẩn thận anh đã đi đến các trang trại trong và ngoài tỉnh để học hỏi thêm về kinh nghiệm, phương pháp chăn nuôi.
Lần đầu đi học hỏi, các mô hình chăn nuôi, nhiều chủ trang trại đã nói với anh rằng: thời này giá thức ăn cao mà giá lợn lại thấp, người ta sắp bỏ nghề anh chăn nuôi làm gì? Thế nhưng, với quyết tâm, quyết chí ban đầu anh vẫn không từ bỏ. Sau một thời gian chăn nuôi, anh dần dần mở rộng thêm được diện tích chuồng trại và tăng số lượng đàn lợn của mình. Ngoài mô hình chăn nuôi lợn, gà anh Trinh còn đầu tư nuôi bồ câu Pháp.
Theo anh, giống bồ câu Pháp hiện có rất nhiều người ưa chuộng nên ngoài thị trường trong tỉnh anh còn đem bán ở các tỉnh lân cận. Với những nỗ lực vươn lên của mình, hiện tại, gia đình anh có 20 lợn nái, 100 lợn thịt và 1.000 cặp bồ câu Pháp sinh sản. Bình quân mỗi năm anh xuất bán trên 400 con lợn thịt và 4.000 cặp bồ câu Pháp. Trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu được hơn 300 triệu đồng. Để chủ động trong việc phục vụ chăn nuôi lâu dài anh cùng vợ mua sắm thêm xe tải và mở quán kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Sắp tới, để mở rộng và phát triển mô hình kinh tế của mình, anh Trinh cho biết, sẽ nới rộng thêm chuồng trại, lựa chọn các con giống tốt để tiếp tục chăn nuôi. Với những thành công trong các mô hình chăn nuôi của mình, anh đã trở thành địa chỉ tin cậy cho các hộ dân, chi hội trong xã đến trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Nhờ được tư vấn những kỹ thuật nuôi và các phương pháp phòng ngừa, trị bệnh của anh mà rất nhiều trại chăn nuôi đã thành công.
Chia sẻ về niềm vui bởi những nỗ lực mà thời gian qua anh đã tạo dựng, Bùi Văn Trinh cho rằng, với anh sự thành công của ngày hôm nay không phải tự nhiên đến, nếu không có sự quyết tâm, lòng kiên nhẫn và niềm đam mê thì dù có ở đâu con người ta cũng khó mà làm nên mọi thứ...
Có thể bạn quan tâm

Một con chim trĩ có giá từ 100.000 - 1 triệu đồng. Chim trĩ đang đẻ trứng thì giá khoảng 1,5 triệu đồng. Giá thịt chim trĩ từ 250.000 - 300.000 đồng/kg; trứng 45.000 - 50.000 đồng/quả.

Hơn 5 tháng qua, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) đã tập trung sản xuất cung ứng giống, nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh hoạt động chuyên ngành bước đầu đạt được kết quả nhất định. Đặc biệt là thực hiện đề án tái cơ cấu ngành trên lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi. Từ sản xuất cung ứng giống Tuy diện tích lúa của tỉnh Bến Tre không lớn, giá trị gia tăng từ cây lúa không cao nhưng tác động vào cây lúa là góp phần quan trọng vào cải thiện thu nhập cho người trồng lúa vốn chiếm một tỷ lệ khá cao trong nông hộ của tỉnh. Ở vụ Đông - Xuân 2014, Trung tâm đã xây dựng được một bộ giống chủ lực, bộ giống triển vọng cho tỉnh. Từ sự hỗ trợ kinh phí của Dự án DBRP, năm vừa qua, Trung tâm đã lọc dòng thuần, phục tráng thành công lúa OC 10, nhanh chóng sản xuất giống cung cấp cho nông dân trong, ngoài tỉnh. Đây là giống lúa được doanh nghiệp bao tiêu trong các cánh đồng mẫu lớn ở Bến Tre. Bên cạnh giống cho cánh đồng mẫu lớn, Trung tâm còn cung ứng các giống chất lượng cao phục vụ các vùng sản xu

Hà Tĩnh địa phương được ví như "Chảo lửa, túi mưa", vùng sa mạc trắng bạc của xã Thạch Văn - huyện Thạch Hà, nhiều năm nay gần như bỏ hoang, không cây gì sống được nhưng sau hơn 1 năm triển khai dự án "Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển", giờ đây đã khẳng định mở hướng làm ăn mới cho người dân nghèo ven biển ở Hà Tĩnh.

Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kết hợp cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện An Phú (An Giang) đã đạt nhiều kết quả phấn khởi, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, gần 1 tháng nay giá khoai giảm mạnh chỉ còn 350.000 đ/tạ (giảm khoảng 250.000 đ/tạ). Với giá bán này, nông dân trồng khoai không có lãi, thậm chí bị lỗ. Có nhiều nguyên nhân khiến giá khoai giảm như: tình hình vận chuyển gặp khó, thương lái Trung Quốc thu mua giảm một nửa so với trước.