Về Những Quả Trứng Gà 2 Lòng Đỏ

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ chiều 4/7, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), khẳng định rằng trứng gà 2 lòng đỏ không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Vừa qua, thông tin về loại trứng gà công nghiệp có 2 lòng đỏ xuất hiện phổ biến trên thị trường khiến nhiều người lo lắng về chất lượng của loại trứng lạ này.
Ngay cả các tiểu thương cũng không biết có phải do gà ăn quá nhiều đạm và chất tăng trưởng có trong thức ăn chăn nuôi nên đẻ ra trứng 2 lòng đỏ hay không...
Đem thắc mắc này đến Cục Chăn nuôi, phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã được ông Dương giải thích cặn kẽ: “Những quả trứng 2 lòng đỏ không thể ấp được nên người chăn nuôi sẽ đem bán, hơn nữa những quả trứng này to hơn bình thường thì giá trị kinh tế cũng cao hơn loại trứng thường”.
Ông Dương cũng cho rằng trứng 2 lòng đỏ có lượng dinh dưỡng lớn hơn trứng 1 lòng đỏ. Ông nhấn mạnh: “Chưa có thống kê chính thức về số lượng trứng 2 lòng. Đây có thể chỉ là phát hiện tình cờ. Tôi vẫn khẳng định, trứng 2 lòng có giá trị dinh dưỡng cao và không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng”.
Có thể bạn quan tâm

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, xã Yên Đức (huyện Đông Triều - Quảng Ninh) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật để đưa các con giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Dự án nuôi cá trắm đen thương phẩm được triển khai thí điểm ở xã Yên Đức là một trong những mô hình mới như vậy.

Từ trước tới nay, việc xuất khẩu trái thanh long bị hạn chế vì trái chín thường bị ruồi đục, không thể bảo quản dài ngày để vận chuyền tới các thị trường xa. Để bảo quản sau thu hoạch, nhà vườn thanh long hoặc phải chiếu xạ cho từng lô hàng, hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật, vừa tốn kém vừa có nguy cơ sản phẩm không đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã tăng hơn 1.400 ha nuôi tôm công nghiệp, chủ yếu là ngoài vùng quy hoạch. Việc tăng diện tích nuôi tôm công nghiệp ngoài quy hoạch kéo theo nhiều hệ luỵ về kiểm soát dịch bệnh.

Chính vì thế, tái cơ cấu (TCC) ngành Nông nghiệp (NN) theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 là vấn đề cần thiết. Trong đó, NCN cũng phải tính đến phương án TCC phát triển bền vững.

Song hành với các chính sách hỗ trợ, những năm gần đây, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động bổ sung nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Từ thả cá hữu nghị với Trung Quốc trên sông Kỳ Cùng, đến thả cá bổ sung cho hồ thủy lợi.