Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

VASEP Sẽ Kháng Kiện Việc Áp Thuế Chống Bán Phá Giá Trên Tôm

VASEP Sẽ Kháng Kiện Việc Áp Thuế Chống Bán Phá Giá Trên Tôm
Ngày đăng: 04/10/2014

Có 30 trong số 31 doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) đã họp bàn và quyết định sẽ kháng nghị việc phía Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá lên con tôm Việt Nam một cách không công bằng và bất hợp lý. Hiện VASEP đang cùng các luật sư chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần thiết cho vụ kháng kiện này.

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ngày 19-9-2014 đã chính thức công bố kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá (CBPG) tôm Việt Nam bán vào Hoa Kỳ cho đợt xem xét hành chính lần thứ 8 (POR8) từ 1-2-2012 đến 31-1-2013.

Theo công bố này, Tập đoàn thủy sản Minh Phú phải chịu mức thuế 4,98%; Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) là 9,75%, còn lại 30 công ty bị đơn khác bị áp mức thuế 6,37%; mức thuế chung cho toàn quốc là 25,76%.

Theo ông Dũng, điều đáng chú ý nhất là với POR 7 (năm 2013), DOC đã kết luận các doanh nghiệp tôm của Việt Nam không bán phá giá, không gây thiệt hại gì cho Mỹ, và thuế bằng 0% cho tất cả 32 doanh nghiệp của Việt Nam. Năm nay, với POR 8, DOC lại kết luận các doanh nghiệp Việt Nam đều bán phá giá với mức thuế rất cao, có thể nói là cao nhất trong 8 chu kỳ tính thuế của DOC.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, việc tính toán mức thuế CBPG lần này của DOC là hoàn toàn mới, khác hẳn những lần tính thuế trước đây và gây khó khăn nhiều hơn cho doanh nghiệp.

“Phương pháp tính thuế của DOC lần này dựa trên việc sử dụng các hệ số quy chiếu của Bangladesh là không phù hợp với thực tế nuôi tôm Việt Nam. Trước tình hình này, các doanh nghiệp hội viên VASEP đang chuẩn bị các phương án pháp lý và dự kiến sẽ sớm khởi kiện vụ việc này lên Tòa án Liên bang Mỹ,” ông Hòe cho hay.

Còn theo ông Dũng, công cụ tính thuế CBPG của DOC mặc dù có nguyên tắc chung nhưng liên tục thay đổi, đặc biệt là việc lấy số liệu tham chiếu của các quốc gia khác. Do Hoa Kỳ vẫn coi Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường nên giá hàng hóa Việt Nam bán vào Hoa Kỳ thường bị so sánh với số liệu của một nước thứ ba.

Cụ thể là trong vụ việc lần này, Hoa Kỳ lấy số liệu của Bangladesh nhưng là số liệu của 10 năm trước, không cập nhật, nên ảnh hưởng xấu đến việc áp thuế đối với Việt Nam.

Theo VASEP, mức thuế cao không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng đến khả năng cân bằng tài chính của các doanh nghiệp khi phải thu xếp một khoản tài chính lên đến khoảng 35 đến 40 triệu đô la Mỹ để trang trải tiền thuế.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ phải đàm phán lại các hợp đồng xuất khẩu với đối tác Mỹ do mức thuế thay đổi, vì thế doanh nghiệp phải mất một thời gian nữa mới có thể ổn định làm ăn trở lại tại thị trường này.

Về lâu dài, theo ông Dũng, các doanh nghệp cần mở rộng và đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt khi mà thị trường Nga đang mở cửa và tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam thì các doanh nghiệp cần nhanh nhạy nắm bắt để tạo thế cân bằng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần quản trị chặt chẽ hơn chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng để có được những hệ thống số liệu tốt nhằm đáp ứng các yêu cầu của DOC hàng năm, đặc biệt là trong POR9 tới đây, với những phương án chuẩn bị chủ động ứng phó.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 15-8, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt gần 700 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm 2013.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Lồng Ở Chiềng Hoa (Mường La, Sơn La) Mô Hình Nuôi Cá Lồng Ở Chiềng Hoa (Mường La, Sơn La)

Tuy nhiên bà con luôn lo lắng về bệnh dịch vì năm nào cũng xảy ra dịch bệnh viêm ruột, trùng quả dưa, đốm đỏ... làm cá chết hàng loạt. Trong khi đó, bà con chủ yếu nuôi cá theo kinh nghiệm, chưa có phương pháp phòng trừ, việc chữa trị còn lúng túng, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi...

25/02/2015
Giáp Tết, Ngư Dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) Đánh Bắt Gần Bờ Trúng Đậm Ruốc Và Cá Cơm Giáp Tết, Ngư Dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) Đánh Bắt Gần Bờ Trúng Đậm Ruốc Và Cá Cơm

Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được hàng chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng. Riêng tàu cá QNg – 98214 TS của ngư dân Nguyễn Mai thu được hơn 3 tấn. Anh thu được khoản lãi gần 20 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia 1 – 1,5 triệu đồng.

25/02/2015
Toàn Tỉnh Bình Định Có Hơn 15.000 Ngư Dân Đón Tết Trên Biển Toàn Tỉnh Bình Định Có Hơn 15.000 Ngư Dân Đón Tết Trên Biển

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 7.000 tàu cá, trong đó, có hơn 2.500 tàu công suất lớn, khai thác xa bờ. Từ ngày 1.1.2015, mùa đánh bắt thủy hải sản năm nay chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương sau mỗi chuyến cập bờ đạt sản lượng trung bình từ 3,5 - 4 tấn, sau khi trừ chi phí mỗi tàu lãi từ 60 - 70 triệu đồng.

25/02/2015
Tăng Cường Công Tác Chỉ Đạo Nuôi Tôm Năm 2015 Tăng Cường Công Tác Chỉ Đạo Nuôi Tôm Năm 2015

Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản số 373/TCTS-NTTS, ngày 11/02/2015, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển tăng cường các biện pháp chỉ đạo quản lý thời vụ nuôi tôm nước lợ.

25/02/2015
Bạc Liêu Tập Huấn Thúc Đẩy Cải Thiện Thực Hành Quản Lý Thức Ăn Trong Nuôi Tôm Bạc Liêu Tập Huấn Thúc Đẩy Cải Thiện Thực Hành Quản Lý Thức Ăn Trong Nuôi Tôm

Để giúp bà con nuôi tôm quản lý thức ăn tiết kiệm và hiệu quả, ngày 06/02/2015 tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (TTKNKN) tổ chức lớp tập huấn “Thúc đẩy cải thiện thực hành quản lý cho ăn trong nuôi tôm” cho 35 nông dân nuôi tôm.

25/02/2015