VASEP Kiến Nghị Thuế Nhập Khẩu Cá Hồi Năm 2015 Là 0%

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi công văn số 186/2014/CV-VASEP cho Bộ Tài chính góp ý về việc sửa đổi thuế NK ưu đãi theo cam kết WTO năm 2015 đối với một số mặt hàng.
Đây là công văn phúc đáp công văn số 14799/BTC-CST của Bộ Tài chính lấy ý kiến về việc “Sửa đổi thuế NK ưu đãi theo cam kết WTO năm 2015 đối với một số mặt hàng”.
Theo VASEP, trong danh mục thuế suất thuế NK đối với một số mặt hàng thuộc biểu thuế NK ưu đãi 2015, mặt hàng cá hồi đông lạnh (mã HS 0303.19.00) đang dự kiến mức thuế suất năm 2015 là 18%.
VASEP cho rằng cá hồi đông lạnh chủ yếu được NK về để phục vụ gia công xuất khẩu và cả tiêu thụ trong nước. Mặt hàng cá hồi hiện nay ở Việt Nam chưa phải là sản phẩm đã sản xuất được ở cấp độ hàng hóa, việc NK không mang tính cạnh tranh với sản xuất trong nước. Do đó, Hiệp hội đề xuất giảm mức thuế NK với cá hồi về 0% nhằm phong phú nguồn nguyên liệu chế biến gia công XK thủy sản.
Bên cạnh đó, VASEP tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính xem xét giảm thuế NK nguyên liệu thủy sản xuống 0% đối với 1 số loài thủy sản hiện còn duy trì mức thuế mà DN có nhu cầu NK cao để sản xuất XK (như tôm các loại, cá ngừ các loại, mực/bạch tuộc) nhằm tháo gỡ những khó khăn về nguồn nguyên liệu và gia tăng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam theo chiến lược mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi heo bằng hệ thống chuồng lạnh đang được một số người dân áp dụng với quy mô lớn.

Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên vừa tổ chức công bố đề tài nghiên cứu phát triển sản xuất ca cao bền vững tại Việt Nam.

Nước trong hồ thủy lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) thiếu hụt so cùng kỳ, người dân canh tác trên đất bán ngập bội thu nhưng nhiều người sống bằng nghề đánh bắt thủy sản lại thất thu.

Hệ thống tưới nhỏ giọt “3 trong 1” cho cây tiêu của ông Nguyễn Xuân Sang ở thị xã Phước Long (Bình Phước) tiết kiệm được 40% lượng phân bón, 80% nhân công, 30% nước và tăng từ 15 - 20% năng suất.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật miền Trung – Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay các địa phương trong vùng có trên 90.578 ha cà phê bị nhiễm sâu bệnh, cao gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2014.