VASEP Kiến Nghị Tháo Gỡ Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng Thủy Sản

Ngày 21/02/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có công văn số 32/2014/CV-VASEP về việc tháo gỡ thủ tục XK hàng thủy sản theo quy định tại Nghị định 187/2013 của Chính phủ.
Nghị định 187 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài đã chính thức có hiệu lực từ ngày 20/2/2014.
Ngay lập tức một số DN XK thủy sản đã phản ánh về Hiệp hội VASEP tình trạng tạm ách hàng, do thiếu Giấy kiểm dịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông (NNPTNT) do cơ quan Hải quan áp dụng quy định tại Điều 4 và Điều 7, Nghị định 187.
Theo VASEP, thực tế hiện nay, hàng hóa thủy sản XK đang áp dụng thực hiện theo đúng Luật An toàn thực phẩm và Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT (TT48) của Bộ NN&PTNT.
Do đó, để thuận lợi và tránh những ách tắc đối với hàng thủy sản xuất khẩu, VASEP đã báo cáo và đề nghị Bộ NNPTNT có quy định hoặc hướng dẫn cho việc thực hiện các nội dung của Điều 7, Nghị định 187 kể trên để tránh ách tắc hàng hóa, cũng như công bố kịp thời cho Tổng cục Hải quan và các bên liên quan về Danh mục hàng thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu phải tiến hành kiểm dịch.
Ngoài ra, VASEP cũng đề nghị Bộ Công Thương xem xét và có hướng dẫn cho các doanh nghiệp bên cạnh tuân thủ tốt các quy định tại Nghị định187 thì còn đảm bảo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp. Đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xem xét các quy định hiện hành để tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thủy sản trong quá trình làm hồ sơ và xuất khẩu hàng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè này, nhiều hộ nông dân ở Thanh Hóa đã trúng đậm vụ hành chăm với lãi lớn. Cây hành chăm có ưu điểm dễ trồng, tiết kiệm nước, củ hành chăm bé bằng hạt nhãn màu trắng, rất thơm nên dễ bán.

Sau những lần thất bại với mô hình nuôi thỏ, anh Huỳnh Chí Công (34 tuổi), ngụ tại xã Phước Vĩnh An, H.Củ Chi, TP.HCM lân la khắp các tỉnh khu vực miền Đông Nam bộ tìm kiếm mô hình chăn nuôi phù hợp với nghề nông của mình. Và mô hình nuôi rắn ráo trâu được anh lựa chọn để phát triển thành trang trại như ngày nay.

Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hơn 4 triệu “dân xứ Nghệ mặt vàng như nghệ” bởi cả tỉnh thiếu lương thực trầm trọng. Ruộng đồng manh mún, cộng với khí hậu thời tiết khắc nghiệt khiến người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất” mà chẳng đủ ăn. Từ trong khốn khó ấy, vụ hè thu ra đời đã trở thành cứu tinh cho cả xứ Nghệ

Ông Phan cho biết, một lần tình cờ lên mạng ông đọc được thông tin có nông dân ở Mỹ trồng được những quả bí ngô khổng lồ mà từ trước đến nay ông chưa bao giờ thấy. Ông tìm cách liên lạc với những người bạn đang sinh sống bên Mỹ nhờ mua bằng được giống bí ngô này đem về Đà Lạt trồng thử

Trước sức ép về đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp đã làm diện tích đất lúa ngày càng bị thu hẹp. Vậy làm gì để giữ ổn định đất trồng lúa? Phóng viên báo Nông Nghiệp Việt Nam đã ghi nhận ý kiến của lãnh đạo ngành nông nghiệp một số địa phương về vấn đề này.