VASEP Kiến Nghị Tháo Gỡ Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng Thủy Sản

Ngày 21/02/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có công văn số 32/2014/CV-VASEP về việc tháo gỡ thủ tục XK hàng thủy sản theo quy định tại Nghị định 187/2013 của Chính phủ.
Nghị định 187 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài đã chính thức có hiệu lực từ ngày 20/2/2014.
Ngay lập tức một số DN XK thủy sản đã phản ánh về Hiệp hội VASEP tình trạng tạm ách hàng, do thiếu Giấy kiểm dịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông (NNPTNT) do cơ quan Hải quan áp dụng quy định tại Điều 4 và Điều 7, Nghị định 187.
Theo VASEP, thực tế hiện nay, hàng hóa thủy sản XK đang áp dụng thực hiện theo đúng Luật An toàn thực phẩm và Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT (TT48) của Bộ NN&PTNT.
Do đó, để thuận lợi và tránh những ách tắc đối với hàng thủy sản xuất khẩu, VASEP đã báo cáo và đề nghị Bộ NNPTNT có quy định hoặc hướng dẫn cho việc thực hiện các nội dung của Điều 7, Nghị định 187 kể trên để tránh ách tắc hàng hóa, cũng như công bố kịp thời cho Tổng cục Hải quan và các bên liên quan về Danh mục hàng thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu phải tiến hành kiểm dịch.
Ngoài ra, VASEP cũng đề nghị Bộ Công Thương xem xét và có hướng dẫn cho các doanh nghiệp bên cạnh tuân thủ tốt các quy định tại Nghị định187 thì còn đảm bảo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp. Đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xem xét các quy định hiện hành để tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thủy sản trong quá trình làm hồ sơ và xuất khẩu hàng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.

Hơn 310 ha trồng đậu nành trên đất lúa ở tỉnh Vĩnh Long đã đem lại thu nhập cao gấp 1 - 2 lần so với SX 3 vụ lúa/năm.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được mệnh danh là vựa lúa của cả nước. Nhưng ngày càng tụt hậu, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Sinh kế của người dân vẫn dựa vào cây lúa là chính. Nhưng đầu ra hạt lúa đang chịu nhiều áp lực từ sự cạnh tranh gay gắt.