VASEP dự báo thiếu tôm nguyên liệu

Kết thúc quý I/2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước giảm đến 17,4% (chỉ đạt 1,36 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái đã đưa đến tình trạng người dân ngập ngừng thả nuôi tiếp. Điều này có thể dẫn tới thiếu hụt nguyên liệu thủy sản trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các mặt hàng thủy sản thả nuôi đang có dấu hiệu giảm sút diện tích, đặc biệt là đối với mặt hàng tôm, điều này gây thiếu nguồn nguyên liệu tôm xuất khẩu. Dự kiến, từ nay đến quý III/2015, với đà thu hẹp diện tích thả nuôi sẽ dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung cho xuất khẩu.
Ông Nam cho biết, người nuôi tôm đang phải đối mặt với nhiều bất lợi: giá thức ăn không có chiều hướng giảm, vốn tín dụng có lãi suất cao, giá thu mua không tăng...
Bên cạnh đó, năm 2015, nguồn cung tăng do các nước sản xuất tôm trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ… khôi phục sản xuất. Chưa kể bất lợi về thuế chống bán phá giá khiến tôm Việt Nam giảm thị phần tại các thị trường, nhất là thị trường Mỹ.
Đối với cá tra, kết quả của đợt rà soát thuế chống bán phá giá tháng 1/2015 của Bộ Thương mại Mỹ cao hơn hẳn so với các đợt rà soát trước đó càng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Việc chưa có dấu hiệu trì hoãn triển khai Luật Nông nghiệp 2014 (của Mỹ) đã phần nào ảnh hưởng tới việc phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu cá tra của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này.
Diễn biến tỷ giá cũng gây bất lợi cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam do trên 90% các hợp đồng xuất, nhập khẩu của thủy sản Việt Nam đều sử dụng đồng USD để thanh toán. Vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước nới rộng tỷ giá USD/VND thêm 1% vào ngày 7/5 vừa qua, được các doanh nghiệp, chuyên gia đánh giá là “phao cứu nguy” kịp thời cho lĩnh vực xuất khẩu nông thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, vùng ngập mặn, ven biển thuộc hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải hiện có hơn 1.000 hộ dân thả nuôi khoảng 300 triệu con tôm thẻ chân trắng giống, trên diện tích gần 500ha theo hình thức thâm canh.

Xã Lý Nhơn được xem là nơi sản xuất muối chiếm diện tích lớn nhất tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Những năm gần đây, nhiều nông dân xã đã mạnh dạn chuyển đổi từ hình thức sản xuất muối truyền thống (trên nền đất) sang sản xuất muối sạch trên bạt (muối trải bạt).

Trang trại nuôi gà rộng 3ha của gia đình anh Dương Văn Hiệp, thôn Ba Gò, xã Trung Mỹ (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) nằm khuất sâu bên trong khu đất đồi bỏ hoang của xã.

Sản lượng cao su của tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia có thể sẽ giảm từ 6-8% do thời tiết mùa Đông năm nay (từ tháng Hai đến tháng Năm) sẽ khắc nghiệt.

Ông Tuyên còn nghĩ ra cách biến những bịch nguyên liệu thải này thành phân vi sinh. Hiện ông đang làm thử nghiệm và bước đầu đã thành công. “Tôi dự định sẽ đăng ký sáng kiến này thành một đề tài khoa học đàng hoàng” - ông Tuyên khẳng định.