Vào rừng hái lá sâm làm thạch giải nhiệt

Qua quan sát, hình dáng của lá nhân sâm trông tựa như lá mơ, nhưng trên mặt trước và sau của lá không có lông. Lá sâm thuộc họ dây leo, thường mọc ở bụi rậm ven chân núi và vùng gò đồi.
Hiện không chỉ người dân ở Quảng Ngãi mà cả ở nhiều tỉnh lân cận như Bình Định, Phú Yên... có được mức thu nhập từ 1-2 triệu đồng/ngày/người từ việc đi hái lá sâm làm thạch.
Lá sâm hái từ rừng hiện được thu mua với giá khoảng 100.000-120.000 đồng/kg lá tươi
Anh Nguyễn Văn Hải (48 tuổi, ở thôn La Vân, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) cho biết: Ngoại trừ những hôm trời mưa bão, hàng ngày cứ bắt đầu từ 7 giờ sáng đến khoảng 16 giờ, hai cha con anh lại đi dọc triền đồi, núi trong vùng để hái lá sâm.
"Hôm nào ít cũng được 10-12 kg lá tươi, gặp điểm mọc nhiều thì trên 20 kg. Với giá mua hiện nay từ 100.000-120.000 đồng/kg, tiền bán lá sâm thu về được trên 2 triệu đồng, gấp từ 4-8 lần so với tiền công đi làm thuê", anh Hải hồ hởi chia sẻ.
Ông Trần Văn Tiên (ở thôn Hòa Vinh, xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) tâm sự: "Gần 10 năm qua do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên tôi đã ra ở trọ tại tỉnh Quảng Ngãi để hái loại lá này để đem về quê bán. Tính bình quân mỗi ngày cũng kiếm được từ 700.000-900.000 đồng.
Cách chế biến lá sâm làm thạch khá đơn giản: Dùng lá tươi hoặc khô vò nát với một lượng nước nhất định rồi dùng vải mỏng lọc bỏ phần cặn; sau đó cho thêm một ít nang mực để tăng độ cứng và để khoảng chục phút thì đông lại. Khi ăn chỉ cần cho thêm đường, ít đá lạnh sẽ có món giải nhiệt thanh mát.
Lá sâm làm thạch có màu xanh đậm
Có gần 20 năm mua và chế biến lá sâm, bà Trần Thị Dung (56 tuổi, ở Phổ Thạnh) bộc bạch: Lá sâm ở vùng Quảng Ngãi khá nhiều và phát triển quanh năm. Tuy thu nhập từ việc đi hái loại lá này về bán khá cao, thế nhưng ít người tham gia. Bởi lẽ ngoài việc phải chịu khó đi xa để tìm kiếm thì việc hái lá cũng không dễ do lá mọc trong bụi rậm có nhiều gai nhọn.
Có thể bạn quan tâm

Tỷ lệ góp vốn tính theo cổ phần (mỗi cổ phần trị giá 1 triệu đồng), xã đã huy động 220 cổ phần (220 triệu đồng) để mua 10 con bò cọp giao cho 5 hộ nuôi. Sau khi bán bò, lợi nhuận sẽ được chia cho nông dân 60%, còn lại 40% góp vào vốn để tiếp tục giúp đỡ các gia đình khác.

Về xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) những ngày giáp Tết, người xe nườm nượp ra vào, những chiếc xe ô tô sang trọng về làng chở theo những chú gà Đông Tảo thô kệch, đôi chân to xù xì. Có lẽ ít giống gà nào lại được khách hàng đi xe ô tô sang săn đón vào dịp Tết nhiều như gà Đông Tảo…

Trong những năm gần đây, người dân các xã trên địa bàn huyện Đắk Song đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng an toàn, bền vững. Nông dân Đắk Song đang chuyển mạnh từ canh tác tự phát sang canh tác theo quy hoạch, chú trọng khâu lựa chọn giống và chế độ canh tác phù hợp cho từng chân đất đã đưa lại năng suất cao và phát triển bền vững.

Vì vậy nếu không có biện pháp tổ chức phòng trừ kịp thời thì bệnh đạo ôn sẽ phát triển mạnh, gây cháy cục bộ và tấn công sang cổ lá, cổ bông làm hạt lúa lép lửng, giảm năng suất. Do đó, đối với những địa phương đã xuất hiện bệnh đạo ôn gây hại nặng như các xã Xuân Phước, Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân), An Nghiệp (huyện Tuy An) cần nhanh chóng tổ chức cho nông dân phun trừ những diện tích bị hại.

Ngày 12/2, giá atisô tại chợ Đà Lạt loại hoa tươi chỉ còn 30.000 đồng/kg; trong khi, cách nay hơn nửa năm, giá này là 300.000 đồng; có lúc, giá này tăng lên đến 350.000 đồng (khoảng tháng 8/2014) - tăng gấp 7 lần so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong gần nửa năm gần đây, giá atisô Đà Lạt giảm dần khiến nhiều nhà vườn lo ngại tình trạng chặt bỏ vườn atisô có khả năng tái diễn như cách nay hơn hai năm.