Vào rừng hái lá sâm làm thạch giải nhiệt

Qua quan sát, hình dáng của lá nhân sâm trông tựa như lá mơ, nhưng trên mặt trước và sau của lá không có lông. Lá sâm thuộc họ dây leo, thường mọc ở bụi rậm ven chân núi và vùng gò đồi.
Hiện không chỉ người dân ở Quảng Ngãi mà cả ở nhiều tỉnh lân cận như Bình Định, Phú Yên... có được mức thu nhập từ 1-2 triệu đồng/ngày/người từ việc đi hái lá sâm làm thạch.
Lá sâm hái từ rừng hiện được thu mua với giá khoảng 100.000-120.000 đồng/kg lá tươi
Anh Nguyễn Văn Hải (48 tuổi, ở thôn La Vân, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) cho biết: Ngoại trừ những hôm trời mưa bão, hàng ngày cứ bắt đầu từ 7 giờ sáng đến khoảng 16 giờ, hai cha con anh lại đi dọc triền đồi, núi trong vùng để hái lá sâm.
"Hôm nào ít cũng được 10-12 kg lá tươi, gặp điểm mọc nhiều thì trên 20 kg. Với giá mua hiện nay từ 100.000-120.000 đồng/kg, tiền bán lá sâm thu về được trên 2 triệu đồng, gấp từ 4-8 lần so với tiền công đi làm thuê", anh Hải hồ hởi chia sẻ.
Ông Trần Văn Tiên (ở thôn Hòa Vinh, xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) tâm sự: "Gần 10 năm qua do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên tôi đã ra ở trọ tại tỉnh Quảng Ngãi để hái loại lá này để đem về quê bán. Tính bình quân mỗi ngày cũng kiếm được từ 700.000-900.000 đồng.
Cách chế biến lá sâm làm thạch khá đơn giản: Dùng lá tươi hoặc khô vò nát với một lượng nước nhất định rồi dùng vải mỏng lọc bỏ phần cặn; sau đó cho thêm một ít nang mực để tăng độ cứng và để khoảng chục phút thì đông lại. Khi ăn chỉ cần cho thêm đường, ít đá lạnh sẽ có món giải nhiệt thanh mát.
Lá sâm làm thạch có màu xanh đậm
Có gần 20 năm mua và chế biến lá sâm, bà Trần Thị Dung (56 tuổi, ở Phổ Thạnh) bộc bạch: Lá sâm ở vùng Quảng Ngãi khá nhiều và phát triển quanh năm. Tuy thu nhập từ việc đi hái loại lá này về bán khá cao, thế nhưng ít người tham gia. Bởi lẽ ngoài việc phải chịu khó đi xa để tìm kiếm thì việc hái lá cũng không dễ do lá mọc trong bụi rậm có nhiều gai nhọn.
Có thể bạn quan tâm

Xã Thừa Đức là một xã biển của huyện Bình Đại, điều kiện tự nhiên của xã rất thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế biển và nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi hàu thương phẩm phát triển nhanh tại địa phương và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

Cà Mau là trung tâm lớn về nuôi trồng và khai thác, chế biến thuỷ sản trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện, toàn tỉnh có trên 296 nghìn ha diện tích nuôi trồng thủy sản thì diện tích nuôi tôm đã là trên 266 nghìn ha, chiếm tới 40% diện tích so cả nước.

Nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện mô hình trình diễn phân lân trên vùng đất phèn làm cơ sở nhân rộng, ngày 26/8/14, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu phối với nhà máy Super phốt phát Long Thành cùng địa phương tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn "Phân Super lân Long thành trên cây lúa vụ Hè Thu năm 2014".

Mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 28,5 tỷ USD của ngành nông nghiệp đã nằm trong tầm tay, tuy nhiên, những khó khăn đang manh nha trên thị trường đòi hỏi phải tiếp tục có những giải pháp tích cực, nhằm duy trì mạch tăng trưởng xuất khẩu...

Nằm trong dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong xây dựng mô hình chăn nuôi gà sao sinh sản và thương phẩm tại tỉnh Bạc Liêu”, với quy mô 3.100 con gà sao, thực hiện tại 4 huyện Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai, Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu.