Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vào rừng hái lá sâm làm thạch giải nhiệt

Vào rừng hái lá sâm làm thạch giải nhiệt
Ngày đăng: 25/09/2015

Qua quan sát, hình dáng của lá nhân sâm trông tựa như lá mơ, nhưng trên mặt trước và sau của lá không có lông. Lá sâm thuộc họ dây leo, thường mọc ở bụi rậm ven chân núi và vùng gò đồi.

Hiện không chỉ người dân ở Quảng Ngãi mà cả ở nhiều tỉnh lân cận như Bình Định, Phú Yên... có được mức thu nhập từ 1-2 triệu đồng/ngày/người từ việc đi hái lá sâm làm thạch.

Lá sâm hái từ rừng hiện được thu mua với giá khoảng 100.000-120.000 đồng/kg lá tươi

Anh Nguyễn Văn Hải (48 tuổi, ở thôn La Vân, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) cho biết: Ngoại trừ những hôm trời mưa bão, hàng ngày cứ bắt đầu từ 7 giờ sáng đến khoảng 16 giờ, hai cha con anh lại đi dọc triền đồi, núi trong vùng để hái lá sâm. 

"Hôm nào ít cũng được 10-12 kg lá tươi, gặp điểm mọc nhiều thì trên 20 kg. Với giá mua hiện nay từ 100.000-120.000 đồng/kg, tiền bán lá sâm thu về được trên 2 triệu đồng, gấp từ 4-8 lần so với tiền công đi làm thuê", anh Hải hồ hởi chia sẻ.

Ông Trần Văn Tiên (ở thôn Hòa Vinh, xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) tâm sự: "Gần 10 năm qua do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên tôi đã ra ở trọ tại tỉnh Quảng Ngãi để hái loại lá này để đem về quê bán. Tính bình quân mỗi ngày cũng kiếm được từ 700.000-900.000 đồng.

Cách chế biến lá sâm làm thạch khá đơn giản: Dùng lá tươi hoặc khô vò nát với một lượng nước nhất định rồi dùng vải mỏng lọc bỏ phần cặn; sau đó cho thêm một ít nang mực để tăng độ cứng và để khoảng chục phút thì đông lại. Khi ăn chỉ cần cho thêm đường, ít đá lạnh sẽ có món giải nhiệt thanh mát.

Lá sâm làm thạch có màu xanh đậm

Có gần 20 năm mua và chế biến lá sâm, bà Trần Thị Dung (56 tuổi, ở Phổ Thạnh) bộc bạch: Lá sâm ở vùng Quảng Ngãi khá nhiều và phát triển quanh năm. Tuy thu nhập từ việc đi hái loại lá này về bán khá cao, thế nhưng ít người tham gia. Bởi lẽ ngoài việc phải chịu khó đi xa để tìm kiếm thì việc hái lá cũng không dễ do lá mọc trong bụi rậm có nhiều gai nhọn.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Đất Tại Long An Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Tôm Đất Tại Long An Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Tại huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) người dân đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm đất (tôm đất là giống tôm thiên nhiên, mấy năm nay huyện ươm giống thuần dưỡng phục vụ chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản) do có hiệu quả kinh tế cao.

17/08/2013
Đàn Gà Nghe Nhạc Giao Hưởng Ở Đồng Nai Đàn Gà Nghe Nhạc Giao Hưởng Ở Đồng Nai

Gần 10 chiếc loa đều đều phát ra những bản nhạc giao hưởng liên tục từ sáng sớm đến chiều tối phục vụ đàn gà ở trại sản xuất trứng gà Omega-3 của anh Nguyễn Duy Thiên Ân, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Omega Minh Ân ở xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom (Đồng Nai).

06/03/2013
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Bò Sữa Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Bò Sữa

Quyết tâm tìm hướng đi mới trong sản xuất chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, ông Phó Văn Bột, ngụ ấp Phú An 1, xã Bình Hòa (Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi bò sữa.

19/08/2013
Vui Mùa Nhãn Trên Đất Vải Vui Mùa Nhãn Trên Đất Vải

Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) được nhiều người biết đến là “vương quốc vải thiều” thì hiện nay cùng với cây trồng này, cây nhãn đang được xem là một trong những cây trồng thế mạnh mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.

19/08/2013
Nguồn Cung Giống Dồi Dào, Còn Lo Dịch Bệnh Ở Bắc Giang Nguồn Cung Giống Dồi Dào, Còn Lo Dịch Bệnh Ở Bắc Giang

Gia đình anh Hoàng Văn Thái, bản Trại Sông, xã Canh Nậu (Yên Thế - Bắc Giang) nuôi gà thả vườn nhiều năm nay. Với cách nuôi gối lứa, nhà anh luôn duy trì từ 2.000 đến 4.000 con tùy theo thời điểm. Anh Thái cho biết: "Sau khi bán lứa gà thương phẩm vào giáp Tết Nguyên đán, tôi quét dọn vệ sinh sạch sẽ, phun hóa chất, rắc vôi bột tiêu diệt mầm bệnh rồi để trống vườn khoảng 20 ngày. Vừa qua, tôi vào lứa gà mới với 2.000 con gà ri lai và mía lai".

07/03/2013