Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vào Mùa Trồng Kiệu Vụ Tết Cho Năng Suất Cao, Được Giá

Vào Mùa Trồng Kiệu Vụ Tết Cho Năng Suất Cao, Được Giá
Ngày đăng: 10/10/2014

Cây kiệu được sử dụng củ và lá để làm các món ăn. Nhiều nơi nông dân trồng kiệu luân canh lúa cho hiệu quả kinh tế cao gấp 5 - 7 lần trồng lúa. Đặc biệt kiệu trồng vào tháng 9 – 11, thu hoạch vào tháng 1 – 2 bán vào dịp Tết Nguyên đán rất được giá, năng suất lại cao.

Kiệu thích hợp đất thịt nhẹ, pha cát, tơi xốp giàu mùn, dễ thoát nước, độ pH từ 6 - 6,5, nhưng các loại đất phù sa ven sông là tốt nhất. Làm đất cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng khoảng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm.

Bón phân cho kiệu: Ở Trung Quốc, nghiên cứu về hiệu quả bón phân N, P, K trên sự phát triển cây kiệu và hiệu quả bón phân trong sản xuất kiệu trên đồng ruộng cho thấy liều lượng cho sự phát triển tối đa chiều dài thân cây kiệu (92,88cm) là 371,30 N; 157,5 P2O5 và 309,58 K2O (kg/ha). Liều lượng tối ưu cho phát triển tối đa chiều rộng thân cây kiệu (1,769 cm) là 350,63 N; 157,5 P2O5 và 225 K2O (kg/ha).

Năng suất đạt cao nhất (55.805,06 kg/ha) với liều lượng phân bón là 394,08 N; 193.62 P2O5 và 225 K2O (kg/ha). Trong đó, liều lượng N, P và K áp dụng cho hiệu quả kinh tế (lợi nhuận) tối ưu là 391,35 N, 192,97 P2O5 và 225,00 K2O (kg/ha). (Nguồn: Lin, C.H., và ctv, Plant Nutrition and Fertilizer Science (2009), Chinese).

Ở nước ta, chưa có nhiều nghiên cứu phân bón cho cây kiệu, tuy nhiên trồng kiệu luân canh lúa, bà con có thể tham khảo khuyến cáo sau đây kết hợp với kinh nghiệm và tình trạng đất đai, cây trồng và loại phân áp dụng để điều chỉnh phân bón sao cho có hiệu quả:

Bón lót: Lượng phân cần bót lót cho 1.000m2 đất trồng kiệu là: 2,5 – 3 tấn phân chuồng/hữu cơ + 30kg lân supe + 15kg phân KCl + 10kg tro trấu và vôi nếu đất chua. Toàn bộ lượng phân dùng để bón lót được rải đều trước khi lên luống để trồng.

Bón thúc: Trong thời gian trồng từ 3 – 5 tháng tùy theo mùa vụ và giá bán (hay để lâu để lấy củ già bán giống), có thể bón thúc phân cho cây kiệu vài lần, mỗi lần cách nhau 12 – 15 ngày với lượng phân từ 3,5 – 4kg urê + 1kg KCl cho 1.000m2. Bón bằng cách hòa nước tưới vào gốc hoặc rải phân giữa các hàng rồi kết hợp làm cỏ, vun gốc và tưới nước.

Các nghiên cứu nước ngoài còn khuyến cáo áp dụng phân hữu cơ sinh học và phân bón lá Humic Acid nhằm giảm phân hóa học và giảm ô nhiễm đất đai, nguồn nước và sản phẩm. Đồng thời dùng phân hữu cơ sinh học còn giúp tăng năng suất củ, kéo dài thời gian bảo quản, giảm thất thoát trọng lượng củ.

Ngoài ra còn khuyến cáo áp dụng phân gia cầm với lượng 2 tấn/1.000m2 sản xuất nhằm giúp tăng năng suất và chất lượng củ và lá của cây kiệu.


Có thể bạn quan tâm

Bảo Hiểm Nông Nghiệp Bồi Thường Cho Thủy Sản Chiếm Tới 95% Bảo Hiểm Nông Nghiệp Bồi Thường Cho Thủy Sản Chiếm Tới 95%

Qua 3 năm thực hiện, có 304.017 hộ nông dân/tổ chức tham gia bảo hiểm nông nghiệp, trong đó có 233.361 hộ nghèo (chiếm 76,8%), 45.944 hộ cận nghèo (chiếm 15,1%), 24.711 hộ thường (chiếm 8,1%), 1 tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp.

28/06/2014
Quanh Tin Đồn Trà Nhiễm Dioxin Lâm Đồng Có Văn Bản Gửi Thủ Tướng Quanh Tin Đồn Trà Nhiễm Dioxin Lâm Đồng Có Văn Bản Gửi Thủ Tướng

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan có phản hồi về mặt khoa học trong kiểm nghiệm dư lượng chất dioxin trong sản phẩm nông nghiệp XK sang Đài Loan, trong đó có trà ô long của Lâm Đồng, để xóa bỏ tin đồn tại Đài Loan và các nước NK trà Lâm Đồng.

28/11/2014
Cá Ngừ Đại Dương Vào Chính Vụ Cá Ngừ Đại Dương Vào Chính Vụ

“Tàu cá ra khơi nhiều, việc vận chuyển hàng hóa và người đi ra những con tàu neo đậu xa bến cảng khiến chị em đưa đò có việc làm thường xuyên, ít nhất mỗi ngày cũng kiếm được một vài trăm ngàn”, chi Lê Thị Muội, một người đưa đò ở cảng cá Quy Nhơn, tâm sự.

28/11/2014
Nuôi Cá Chép Lai Nuôi Cá Chép Lai

Mô hình nuôi cá chép lai ở xã Liên Châu (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bước đầu triển khai có hiệu quả, song người nuôi vẫn khó khăn về vốn, quỹ đất nuôi trồng thủy sản, nguồn nước...

28/06/2014
Điện Biên Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Thức Ăn Chăn Nuôi Điện Biên Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Thức Ăn Chăn Nuôi

Hiện nay toàn tỉnh Điện Biên có trên 480.000 con gia súc và đàn gia cầm có trên 3.000.000 con. Thực hiện chủ trương đưa ngành chăn nuôi trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo, một số địa phương trên địa bàn bước đầu hình thành vùng chăn nuôi tập trung, như: huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa...

28/06/2014