Vào HTX, nông dân thu lợi nhuận gấp đôi

Ở HTX Minh Thúy, các xã viên tự huy động vốn. Từ sự thống nhất của 2 bên, HTX ra kế hoạch, lên phương án sản xuất; lựa chon, định hướng cây trồng để phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường. HTX còn kết hợp với Hội Nông dân cơ sở cùng với các xã viên tổ chức nhiều buổi tập huấn trong việc lựa chọn giống cây trồng chất lượng, cũng như quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch rau sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP. Và cuối cùng, HTX bao tiêu sản phẩm cho các xã viên.
Các sản phẩm chủ yếu của HTX là các loại rau sạch, gồm khoảng 25 mặt hàng, có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 40-90 ngày) giúp các xã viên thu hồi vốn nhanh. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của HTX Nông nghiệp Minh Thúy là các siêu thị (Metro, Vinmart…), các cửa hàng rau sạch, các chợ đầu mối ở TP.HCM và miền Tây với sản lượng gần 100 tấn/tháng, doanh thu ước đạt 1,5 tỷ đồng.
Anh Nguyễn Hoàng Sơn (ở phường 8) - xã viên HTX Nông nghiệp Minh Thúy cho biết: Gia đình anh có 6 sào đất nông nghiệp, trước đây cũng trồng rau, nhưng chỉ đầu tư 1 sào nhà kính vì kinh tế còn khó khăn, nông sản làm ra tiêu thụ bấp bênh, thiếu ổn định. Từ lúc liên kết với HTX Nông nghiệp Minh Thúy, anh được HTX lên kế hoạch sản xuất, định hướng trồng rau gì để phù hợp với nhu cầu thị trường; đồng thời được tham gia nhiều lớp tập huấn trong sản xuất rau VietGAP. “Đặc biệt, nhà tôi được HTX bao tiêu sản phẩm nên thu nhập nâng cao rõ rệt và khá ổn định. Nhờ vậy, gia đình đã mạnh dạn đầu tư cả 6 sào xây dựng nhà kính để sản xuất rau sạch. Sáu tháng đầu năm, 6 sào rau này giúp gia đình thu gần cả tỷ đồng, trừ hết chi phí cũng lãi được cả 3-4 trăm triệu đồng, hiệu quả gấp 2 lần so với lúc chưa vào HTX” - anh Sơn hào hứng.
Ông Nguyễn Ngọc Minh - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Minh Thúy cho biết: “Chúng tôi đang từng bước hoàn thiện dần từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất theo chuỗi liên kết và ứng dụng công nghệ cao. Mặt khác, đẩy mạnh, hoàn thiện hơn nữa việc ký kết hợp đồng với các khách hàng còn lại, đồng thời mở rộng thêm một số kênh bán hàng mới để tiến tới việc ký hợp đồng chính thức với các xã viên. Chỉ làm được như vậy thì mới phát triển lâu dài và bền vững được.
Ông Nguyễn Đức Cứ - Chủ tịch UBND phường 8 cho biết: “Toàn phường có 300ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có tới 260ha đất sản xuất ứng dụng theo hướng nông nhiệp công nghệ cao. HTX Nông nghiệp Minh Thúy ra đời và hoạt động hiệu quả trong thời gian qua đã, đang và sẽ góp phần tích cực trong việc làm giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ; ổn định và mở rộng quy mô...”.
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng thương lái thu mua tôm nguyện liệu bất kể cỡ tôm và chất lượng để đưa sang Trung Quốc đã đến mức báo động và đang "làm loạn" thị trường tôm nguyên liệu trong nước.

Sáng 20/10, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức Hội nghị sơ kết “Xây dựng và phát triển mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học”.

Tôm thẻ đang có giá cao ngất ngưởng. Ở Sóc Trăng kết thúc vụ nuôi, nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm thẻ) thành công vẫn tiếp tục thả nuôi tiếp. Hơn nữa dự báo thị trường hút hàng tới Tết.

Sau nhiều năm thiệt hại thì năm 2013 người nuôi tôm ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã trúng mùa, trúng giá, trong đó việc nâng cấp hệ thống thủy lợi để cải thiện môi trường vùng nuôi là yếu tố quan trọng cho thành công này.

Vì chạy theo “lợi nhuận khủng” của con tôm mà nhiều nơi bất chấp san phẳng mặt bằng, sử dụng sai mục đích đất, tận thu vô tội vạ nguồn nước ngầm, hủy diệt môi trường và người nuôi đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn của thị trường.