Vân Quang 14 Giống Lúa Lai Chất Lượng Cao

Vân Quang 14 là giống lúa lai do Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) nhập nội và phân phối độc quyền tại Việt Nam.
Giống lúa này được Bộ NNPTNT công nhận chính thức từ năm 2007. Vụ xuân 2014, chi nhánh SSC tại Hà Nội đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Vụ Bản (Nam Định) xây dựng mô hình gieo cấy giống lúa lai Vân Quang 14 tại xã Đại Thắng quy mô 7ha, với 39 hộ dân tham gia.
Ông Đỗ Ngọc Năng – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đại Thắng cho biết: Thực tế sản xuất cho thấy một trong những ưu điểm nổi trội của giống Vân Quang 14 là thời gian sinh trưởng ngắn hơn các giống lúa khác từ 5-7 ngày.
Thời tiết vụ đông xuân năm nay có nhiều diễn biến bất thường, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như trời âm u, ánh sáng mặt trời yếu nhưng Vân Quang 14 vẫn có sức sống tốt, cây mạ khỏe, đẻ nhánh tốt, cây cứng lá đứng, số dảnh hữu hiệu cao. Về khả năng chống chịu, giống lùa này chịu hạn khá, chống đổ tốt; nhiễm sâu cuốn lá, rầy nâu, bạc lá ở mức độ nhẹ, kháng bệnh đạo ôn và khô vằn; dự kiến năng suất đạt tới 75 tạ/ha.
Ông Dương Huy Tú – Trưởng phòng Nghiên cứu SSC tại Hà Nội cho biết: “Ghi nhận tại Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định… với nhiều vùng đất có tính chất thổ nhưỡng khác nhau, giống lúa Vân Quang 14 đã thể hiện được các đặc tính ưu việt: Khả năng thích ứng rộng; chịu rét tốt, đặc biệt là giai đoạn mạ; sinh trưởng, đẻ nhánh khỏe, mỗi dảnh sẽ đẻ 5-6 bông (các giống khác chỉ từ 3-4 bông), mỗi bông khoảng hơn 200 hạt, khối lượng nghìn hạt của giống từ 24-26g, trỗ thoát cổ bông, chống đổ tốt, gieo cấy được cả 2 vụ/năm trên chân đất vàn, vàn cao.
Giống lúa này có thời gian sinh trưởng từ 120 - 125 ngày (vụ xuân) và 95 - 100 ngày (vụ mùa) và là giống lúa lai có chất lượng gạo giống ngon nhất hiện nay”.
Để gieo trồng giống Vân Quang 14 đạt năng suất cao, SSC khuyến cáo bà con gieo vụ xuân từ 25.1-5.2, vụ mùa từ 5.6-10.6. Chú ý gieo mạ thưa, thâm canh mạ để mạ có ngạnh trê. Vụ xuân cần che phủ nilon chống rét và áp dụng các thiết bị kỹ thuật như SRI, sử dụng giàn sạ, giàn kéo tay. Mật độ cấy 40-45 khóm/m2.
Phân bón 1 sào (360m2) gồm phân chuồng 300-600kg, urê 7-9kg, kali 6-8kg, supe lân 15kg, vôi bột 14-15kg. Bón lót vôi khi bắt đầu đổ nước vào ruộng, bón lót toàn bộ phân chuồng, supe lân, 3kg urê, 2kg kali. Bón thúc lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh 4-5kg urê và 3kg kali. Bón thúc lần 2 khi lúa bắt đầu phân hóa đòng, bón lượng urê và kali còn lại. Lưu ý bón thúc urê sớm, tập trung và bón đầy đủ kali.
Có thể bạn quan tâm

Có khá nhiều lô hàng tôm bán qua Nhật vi phạm bị trả về trong tháng 3 và 4-2014 khiến nhiều nhà nhập khẩu Nhật có xu hướng quay sang nhập khẩu tôm từ Indonesia và Ấn Độ.

Bà Tô Tuệ Lang - Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Bình Thuận vừa cho biết: Hiện 100% sản phẩm mực khô của địa phương vẫn chưa vào lại được thị trường Nhật Bản.

Câu chuyện một doanh nghiệp trồng mía, mang đường từ Lào về Việt Nam với giá thành sản xuất thấp đã đánh một “hồi chuông báo động” cho ngành mía đường Việt Nam.

Ngày 28-4, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức cuộc họp đánh giá lại đề án phát triển cà phê bền vững giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Tháng 4, trời biển êm cũng là lúc hàng chục hộ ngư dân xã Phổ Châu (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) vào mùa săn nhum ở vùng biển Sa Huỳnh thu về bạc triệu mỗi ngày.