Văn phòng Chính phủ trả lời 4 kiến nghị của Hội NDVN

Tại hội nghị trên, Hội NDVN đã kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 202/2013/NĐ-CP (NĐ 202) về quản lý phân bón; đề nghị xem xét bãi bỏ một số loại phí, lệ phí trong chăn nuôi và kiểm dịch;
Tăng cường các giải pháp quản lý, giám sát và bảo vệ ngư dân khai thác hải sản trên biển; lập các trung tâm kiểm nghiệm nông sản đạt chuẩn quốc tế…
VPCP cho biết, qua theo dõi quá trình triển khai thực hiện NĐ 202, Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT đang tiếp thu ý kiến đóng góp từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về công tác quản lý phân bón để xây dựng cơ chế phối hợp quản lý đồng bộ, thống nhất từ T.Ư đến địa phương; đồng thời loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nông dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón…
Về vấn đề thu lệ phí, phí trong chăn nuôi và kiểm dịch, công văn của VPCP nêu rõ:
Để giảm bớt khó khăn, tạo động lực cho doanh nghiệp và người chăn nuôi, ngày 7.8.2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 113/2015 sửa đổi Thông tư 04/2012 về quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
Theo đó, đã bãi bỏ 13 khoản, sửa đổi 1 khoản thu liên quan đến cấp giấy phép có thu lệ phí và 21 khoản thu phí thú y.
Bộ NNPTNT đang tiếp tục chỉ đạo xây dựng hàng rào kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế để kiểm soát việc nhập khẩu sản phẩm thịt gia súc, gia cầm từ các nước vào Việt Nam.
Đối với vấn đề giám sát, quản lý, bảo vệ ngư dân, VPCP trả lời: Tổ liên ngành T.Ư (gọi tắt là Tổ 689) đã được thành lập theo Chỉ thị 689/CT-TTg ngày 18.5.2010 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó Bộ NNPTNT là cơ quan thường trực đã tích cực chỉ đạo các địa phương ven biển quán triệt, triển khai Chỉ thị 689;
Trực theo dõi, tiếp nhận thông tin, đề xuất các giải pháp giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh; hướng dẫn ngư dân biết ranh giới vùng biển Việt Nam và các nước để ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài khi khai thác hải sản…
Về kiến nghị thành lập các trung tâm kiểm nghiệm nông sản đạt chuẩn quốc tế, công văn của VPCP nêu rõ:
Cơ chế pháp lý và chính sách phát triển hệ thống các phòng kiểm nghiệm hoặc trung tâm kiểm nghiệm cả khu vực công và tư theo đúng quy định của pháp luật đã được ban hành tương đối đầy đủ.
Hiện nay, hệ thống này của Việt Nam đã được đầu tư tương đối hiện đại, đa dạng, phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản…
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện phát triển luân canh cây hoa màu trên đất lúa không chỉ làm tăng độ phì nhiêu cho đất mà còn góp phần tăng cao thu nhập cho người nông dân.

Những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh có nguồn thu rất cao từ cây chuối. Đặc biệt là những hộ dân sống trên lâm phần rừng tràm. Nhờ trồng chuối mà nhiều hộ đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.

Để khai thác hiệu quả hơn 6.900 ha đất canh tác, tăng hệ số quay vòng đất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, mấy năm gần đây, huyện Hòa An đã huy động vốn từ các chương trình, dự án và nhân dân mua các loại thiết bị, máy móc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình Phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai cho biết, đến ngày 25-6 trên địa bàn tỉnh đã phát hiện gần 500 hécta bắp từ giống NK 67 phát triển không bình thường. Khả năng bị mất trắng là rất cao.

Nhiều nông dân xã Thoại Giang (Thoại Sơn, An Giang) nuôi rắn hổ hèo sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Trần Ngân Hoàng, hộ nuôi rắn trong xã, khoe: “Tôi nuôi 10 con rắn bố mẹ, sau một năm thu lời hơn 10 triệu. Hổ hèo là loại rắn dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ tìm, như: Ếch, nhái, chuột…”.