Vẫn Phát Hiện Nhiều Mẫu Tôm, Cá Nhiễm Dư Lượng Enrofloxacin

Theo Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ, trong Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong tháng 6 vừa rồi ở các tỉnh, TP khu vực Nam bộ đã phát hiện 6 mẫu tôm, cá thương phẩm nhiễm dư lượng Enrofloxacin.
Tiền Giang là tỉnh có nhiều mẫu nhiễm nhất (4 mẫu), gồm: 1 mẫu tôm sú thương phẩm tại Cơ sở nuôi Nguyễn Thanh Việt (ấp Gảnh, xã Phú Đông, Tân Phú Đông) với dư lượng Enrofloxacin = 119ppb (phần tỷ); 1 mẫu tôm chân trắng thương phẩm tại Cơ sở nuôi Lương Ngọc Thành (ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, Gò Công Đông) với dư lượng Enrofloxacin = 58ppb; 1 mẫu cá rô phi đỏ thương phẩm tại Cơ sở nuôi Nguyễn Tuyết Trang (khu phố Tân Bình, phường Tân Long, Mỹ Tho) với dư lượng Enrofloxacin = 8,59ppb; 1 mẫu cá rô phi đỏ tại Cty CP KD THS Sài Gòn (ấp Thủy Tây, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy) có dư lượng Enrofloxacin = 8,19ppb. Ở Bạc Liêu phát hiện 1 mẫu tôm sú thương phẩm tại Cơ sở nuôi Trang Ái Phương (ấp Thào Lạng, xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu) với dư lượng Enrofloxacin = 65ppb.
Tại Cần Thơ phát hiện 1 mẫu cá tra thương phẩm của Cty Nha Trang (ấp Qui Long, xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh) có dư lượng Enrofloxacin = 15,92ppb. Ngoài ra còn phát hiện 1 mẫu nước sản xuất tôm sú giống ở Trại sản xuất tôm giống Tiến Cường (khóm Nhà Mát, phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu) có dư lượng Chloramphenicol = 5ppb.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm 2013 xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình hoàn thành gieo cấy 400 ha lúa mùa trước ngày 7-7. Đây là vụ màu được chuẩn bị tốt nhất và có nhiều giải pháp quan trọng về cơ cấu giống, trà lúa và hướng sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn.

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết sẽ phối hợp cùng các tổ chức trong và ngoài nước khởi động dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam".

Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh “Phát triển mô hình chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ” tại huyện Phổ Yên.

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch cúm H5N1, một số hộ chăn nuôi gà phải lâm vào cảnh trắng tay. Thế nhưng, tại ấp Tân Hữu thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc có mô hình nuôi gà ta theo phương pháp mới của anh Nguyễn Văn Thành vẫn không bị dịch bệnh. Hàng năm, gia đình anh thu nhập trên trăm triệu đồng từ việc bán trứng, bán gà giống và gà thịt.