Vẫn Phát Hiện Nhiều Mẫu Tôm, Cá Nhiễm Dư Lượng Enrofloxacin

Theo Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ, trong Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong tháng 6 vừa rồi ở các tỉnh, TP khu vực Nam bộ đã phát hiện 6 mẫu tôm, cá thương phẩm nhiễm dư lượng Enrofloxacin.
Tiền Giang là tỉnh có nhiều mẫu nhiễm nhất (4 mẫu), gồm: 1 mẫu tôm sú thương phẩm tại Cơ sở nuôi Nguyễn Thanh Việt (ấp Gảnh, xã Phú Đông, Tân Phú Đông) với dư lượng Enrofloxacin = 119ppb (phần tỷ); 1 mẫu tôm chân trắng thương phẩm tại Cơ sở nuôi Lương Ngọc Thành (ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, Gò Công Đông) với dư lượng Enrofloxacin = 58ppb; 1 mẫu cá rô phi đỏ thương phẩm tại Cơ sở nuôi Nguyễn Tuyết Trang (khu phố Tân Bình, phường Tân Long, Mỹ Tho) với dư lượng Enrofloxacin = 8,59ppb; 1 mẫu cá rô phi đỏ tại Cty CP KD THS Sài Gòn (ấp Thủy Tây, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy) có dư lượng Enrofloxacin = 8,19ppb. Ở Bạc Liêu phát hiện 1 mẫu tôm sú thương phẩm tại Cơ sở nuôi Trang Ái Phương (ấp Thào Lạng, xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu) với dư lượng Enrofloxacin = 65ppb.
Tại Cần Thơ phát hiện 1 mẫu cá tra thương phẩm của Cty Nha Trang (ấp Qui Long, xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh) có dư lượng Enrofloxacin = 15,92ppb. Ngoài ra còn phát hiện 1 mẫu nước sản xuất tôm sú giống ở Trại sản xuất tôm giống Tiến Cường (khóm Nhà Mát, phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu) có dư lượng Chloramphenicol = 5ppb.
Có thể bạn quan tâm

Sau lần thất bại từ việc nuôi gà thả vườn, vốn liếng cạn kiệt dần nhưng anh không nản lòng mà tiếp tục cố gắng tìm hướng đi mới. Hiện tại, anh đã thành công với mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Tại địa phương, anh được nhiều người biết với cái tên thường gọi là “anh Quyền chim trĩ”.

Nguyên nhân là do lúa cắt bằng máy gặt đập liên hợp nên lượng rơm nguyên liệu để chất nấm không nhiều, người trồng nấm phải mua rơm từ các nơi khác hoặc thuê nhân công gom rơm từ các đồng sau khi thu hoạch, chi phí phát sinh thêm từ 100.000-150.000 đồng/công. Tuy nhiên với giá cả và đầu ra ổn định, nông dân trồng nấm đạt lợi nhuận từ 3-6 triệu đồng/công/vụ.

Do ảnh hưởng của mưa dầm trong những ngày qua, đã làm cho nhiều diện tích lúa Hè thu đang chín của nông dân trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) bị đổ ngã, từ đó dẫn đến tiến độ thu hoạch chậm, năng suất giảm do bị thất thoát, đặc biệt nhiều diện tích không thể thu hoạch bằng máy mà chuyển sang cắt tay nên đẩy chi phí tăng cao.

Ông Nguyễn Văn Út, nông dân ở thôn Hòa Đại, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát), canh tác 5 sào mì, ngao ngán: Vụ mì năm ngoái, giá mì tươi tăng liên tục, vào chính vụ thương lái mua tại ruộng lên đến 1.800đ/kg, thu hoạch đến đâu thương lái đến tận ruộng mua ngay đến đó. Còn vụ này, giá mì tươi giảm mạnh, đầu vụ giá từ 1.400 - 1.500đ/kg, còn bây giờ rớt xuống 1.200 - 1.300đ/kg. Với mức giá này, nông dân trồng mì chỉ từ huề vốn đến thua lỗ chứ không có lãi.

Từ những nghiên cứu, ứng dụng các TBKHKT đến trồng thực nghiệm để tìm ra những giống mới năng suất, chất lượng, qua đó, giới thiệu các giống mới đến với nông dân, giúp họ có thêm nhiều mùa vàng bội thu, góp phần nâng cao giá trị kinh tế và thu nhập cho gia đình và địa phương.