Vạn Ninh (Khánh Hòa) Bội Thu Tôm Chân Trắng Nuôi Trên Cát

Hiện nay, tôm thẻ chân trắng nuôi trên cát tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đang được thu hoạch rộ. Năng suất bình quân đại trà trên các diện tích đạt 30 tấn/ha. Được mùa, được giá, nhiều chủ ao đem về nguồn lợi nhuận lớn.
Tại xã Vạn Thọ, huyện Van Ninh, vụ này, các hộ nuôi đồng loạt thu hoạch, giá thị trường 120 ngàn/kg khoảng 100 con. Sau khi trừ chi phí, các hộ có lời từ 1,8 đến 2 tỉ đồng trên mỗi ha.
Tuy nhiên theo lời các chủ ao, để nuôi tôm chân trắng trên cát thành công, người nuôi phải đầu tư rất nhiều vốn vào các khâu nạo vét ao, mua bạt lót, khoan sâu xuống cát tìm nguồn nước biển sạch. Ngoài ra, còn phải thuê cán bộ kỹ thuật tư vấn cách thả giống, cho tôm ăn, cách xác định tôm có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Căn cứ vào hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát lót bạt tại huyện Van Ninh hiện nay cho thấy thành công của nghề nuôi tỉ lệ thuận với công sức và mức độ đầu tư của người nuôi. Như vậy việc đầu tư bài bản, quản lý tốt, yếu tố môi trường trong nuôi của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát lót bạt đang là kinh nghiệm cho các hộ nuôi tôm trên toàn địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Huyện Hòn Đất (Kiên Giang) có chiều dài bờ biển trên 50 km, ngoài chú trọng trồng rừng phòng hộ ven biển huyện còn triển khai thí điểm nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản để phát triển kinh tế. Trong đó chủ trương nuôi hến ở địa bàn xã Sơn Bình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nam bộ bao gồm 21 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ, hiện có diện tích cây ăn trái 415.800 ha, sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn, chiếm 53,2% về diện tích và 57% về sản lượng trái cây trong nước. Gần đây, sản xuất trái cây ở Nam bộ có những bước tăng trưởng khá nhanh về cơ cấu và sản lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Giá củ mì nguyên liệu tăng cao đột biến trong khoảng 5 tháng gần đây có nguyên nhân do thiếu hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy tranh nhau mua, đẩy giá thu mua lên cao.

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) vừa nhận định giá lương thực toàn cầu có thể tiếp tục giảm trong những tháng tới, sau khi đã xuống tới mức thấp nhất trong hơn 1 năm vào tháng 7 vừa qua, do nguồn cung dồi dào.