Vạn Ninh (Khánh Hòa) Bội Thu Tôm Chân Trắng Nuôi Trên Cát

Hiện nay, tôm thẻ chân trắng nuôi trên cát tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đang được thu hoạch rộ. Năng suất bình quân đại trà trên các diện tích đạt 30 tấn/ha. Được mùa, được giá, nhiều chủ ao đem về nguồn lợi nhuận lớn.
Tại xã Vạn Thọ, huyện Van Ninh, vụ này, các hộ nuôi đồng loạt thu hoạch, giá thị trường 120 ngàn/kg khoảng 100 con. Sau khi trừ chi phí, các hộ có lời từ 1,8 đến 2 tỉ đồng trên mỗi ha.
Tuy nhiên theo lời các chủ ao, để nuôi tôm chân trắng trên cát thành công, người nuôi phải đầu tư rất nhiều vốn vào các khâu nạo vét ao, mua bạt lót, khoan sâu xuống cát tìm nguồn nước biển sạch. Ngoài ra, còn phải thuê cán bộ kỹ thuật tư vấn cách thả giống, cho tôm ăn, cách xác định tôm có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Căn cứ vào hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát lót bạt tại huyện Van Ninh hiện nay cho thấy thành công của nghề nuôi tỉ lệ thuận với công sức và mức độ đầu tư của người nuôi. Như vậy việc đầu tư bài bản, quản lý tốt, yếu tố môi trường trong nuôi của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát lót bạt đang là kinh nghiệm cho các hộ nuôi tôm trên toàn địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ về kinh nghiệm “bắt” nhãn ra hoa theo ý muốn, ông Nguyễn Đức Thụ - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên cho rằng: Có 3 cách để nhãn ra hoa, đậu quả theo ý muốn, gồm khoanh cành, tỉa bớt rễ nhãn và dùng hóa chất.

Hàu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ, sống ở bờ biển, các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, độ mặn từ 5 - 35‰. Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng...

Sáng ngày 17-9, tại Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang (xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), hơn 50 cán bộ, người dân trong tỉnh được Chi cục Thủy sản Hậu Giang phổ biến về kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng.

Nhằm thay thế giống cá truyền thống cho hiệu quả kinh tế thấp, Phòng NN-PTNT huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã xây dựng mô hình nuôi cá lăng chấm thương phẩm.

Do những hoạt động khai thác hải sản theo kiểu “tận diệt” như nạn đánh bắt bằng giã cào gần bờ, sử dụng “rọ lồng” bát quái, thuốc nổ, điện và tận diệt hải sản non, nguồn lợi hải sản vùng biển địa bàn tỉnh Nghệ An đang bị suy giảm nghiêm trọng, mất dần khả năng tự phục hồi.