Vẫn Khuyến Khích Trồng Cao Su

Với những lợi thế của cây cao su, tỉnh Quảng Nam vẫn khuyến khích các công ty và người dân trồng loại cây này.
Trước đề nghị của cử tri về việc cần quy hoạch và không nên khuyến khích đầu tư trồng cây cao su nhằm tránh nguy cơ thiên tai gây thiệt hại nặng, UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định, cây cao su vẫn là cây có lợi thế so với các loại cây trồng khác, góp phần phát triển kinh tế miền núi còn nhiều khó khăn.
Theo đó, thiệt hại do thiên tai gây cho cây cao su không cao, chỉ dưới 4% tổng diện tích… Cụ thể, năm 2009 cây cao su thiệt hại 150 ha/3.900 ha, chiếm 3,8% so với tổng diện tích. Năm 2013 thiệt hại hơn 400 ha/10.000 ha, chiếm gần 4%. Các năm còn lại thiệt hại không đáng kể.
Thời gian qua, việc phát triển cây cao su đã góp phần giải quyết việc làm ổn định cho hơn 1.500 lao động và công nhân khai thác có mức lương 10 triệu đồng/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Lúa hè thu vùng ĐBSCL bước vào thời điểm thu hoạch đại trà vào tháng 7 và 8 nhưng trong bối cảnh cung vượt cầu trên thị trường gạo thế giới đã tạo nên áp lực lớn đến việc tiêu thụ, xuất khẩu trong nước. Phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), xung quanh vấn đề này.

Thấy giá cà phê tăng, nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại ồ ạt trồng cà phê. Điều đáng nói là người dân chỉ trồng mà không chăm sóc nên hiệu quả không cao.

Ngày 16-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTT) có công văn số 2911/QĐ-BNN-KHCN đồng ý cho Công ty TNHH Syngenta Việt Nam khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen mới là MIR 162. Đây là giống bắp biến đổi gen (GMO) kháng sâu gây hại bộ vảy (miệng nhai).

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) nổi tiếng bởi hệ sinh vật phong phú và hàng trăm loài thủy hải sản có giá trị. Vài năm trở lại đây, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hóa chất của ngư dân sử dụng tẩy rửa lừ, sáo sau mỗi chuyến khai thác thủy sản về.

Anh Trần chút, 38 tuổi cư ngụ tại thôn Lâm Hòa (xã lâm sơn, huyện Ninh Sơn) trồng cây ăn trái như chôm chôm, sầu riêng, bưởi, mít, xoài, măng cụt đạt hiệu quả kinh tế cao.