Vẫn Khuyến Khích Trồng Cao Su

Với những lợi thế của cây cao su, tỉnh Quảng Nam vẫn khuyến khích các công ty và người dân trồng loại cây này.
Trước đề nghị của cử tri về việc cần quy hoạch và không nên khuyến khích đầu tư trồng cây cao su nhằm tránh nguy cơ thiên tai gây thiệt hại nặng, UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định, cây cao su vẫn là cây có lợi thế so với các loại cây trồng khác, góp phần phát triển kinh tế miền núi còn nhiều khó khăn.
Theo đó, thiệt hại do thiên tai gây cho cây cao su không cao, chỉ dưới 4% tổng diện tích… Cụ thể, năm 2009 cây cao su thiệt hại 150 ha/3.900 ha, chiếm 3,8% so với tổng diện tích. Năm 2013 thiệt hại hơn 400 ha/10.000 ha, chiếm gần 4%. Các năm còn lại thiệt hại không đáng kể.
Thời gian qua, việc phát triển cây cao su đã góp phần giải quyết việc làm ổn định cho hơn 1.500 lao động và công nhân khai thác có mức lương 10 triệu đồng/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Với mục đích kết nối hội viên, nông dân (ND) và doanh nghiệp để tìm kiếm đối tác, tiêu thụ sản phẩm nông sản, vừa qua, Trung tâm Trợ giúp ND thuộc Hội ND TP.Hà Nội đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp với ND trên địa bàn huyện Ba Vì.

Mặc dù đã sắp đến kỳ thu hoạch, nhưng hàng trăm ha lúa không kết hạt khiến bà con nông dân (ND) xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) trắng nguồn thu.

Việc đưa cây hibiscus (còn gọi là cây bụp giấm, atisô đỏ) trồng dưới tán bạch đàn, cau và ép chúng ra hoa, quả thành công đã mở ra hướng làm giàu mới cho người dân các huyện Yên Thế, Tân Yên. Theo tính toán, trồng xen hibiscus có thể cho lãi 120 - 150 triệu đồng/ha/năm.

Nhờ nguồn vốn Chương trình quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT), hiện gần 100% bà con Khmer ở xã Tân Đông (huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đã có nước sạch sử dụng.

Theo ý kiến của các địa phương, việc phát hiện và ngăn chặn hành vi buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn hiện gặp rất nhiều khó khăn do thiếu máy móc kiểm tra, lực lượng mỏng, quyền hạn của cơ quan thú y bị giới hạn.